Nước Tiểu Vàng Có Phải Bệnh Gan Không

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.6 / 10 (5 bình chọn)

 BỆNH NHÂN HỎI: Chào bác sĩ, tôi tên là Đ.V.Vũ, năm nay tôi 24 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian gần đây tôi thấy nước tiểu của mình có màu vàng đậm hơn bình thường, tôi lo lắng không biết có phải mình đang mắc bệnh gan hay không? Tôi mong các bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi.

(Đ.V.Vũ, 24 tuổi, nhân viên văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh)

 BÁC SĨ TRẢ LỜI: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM chúng tôi. Mọi thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp qua các thông tin dưới đây.

NƯỚC TIỂU VÀNG CÓ PHẢI BỆNH GAN

       Nước tiểu ở một người khỏe mạnh thường trong hay chỉ có màu vàng nhạt. Điều đó thể hiện mọi hoạt động của cơ thể đang diễn ra tốt đẹp và không có gì đáng phải lo ngại. Nhưng nếu khi nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm thì bạn cần lưu ý vì rất có thể lúc này bạn đang mắc phải một trong các bệnh lý về gan mật. Vì một trong những dấu hiệu điển hình, thường gặp nhất của gan là nước tiểu chuyển sang màu vàng đục, đậm.

Nước tiểu vàng là một trong những dấu hiệu của bệnh gan cần hết sức lưu ý (Ảnh minh họa) 

       Các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM cho biết ở những người bệnh gan thường xuất hiện dấu hiệu nước tiểu vàng do một số nguyên nhân sau:

  Qúa trình chuyển đổi của bilirubin trong gan.

 Hoại tử ở một phần trong gan.

➢ Biến chứng của viêm tế bào trong gan.

       Bên cạnh dấu hiệu nước tiểu vàng, bạn cũng cần chú ý đến một số dấu hiệu đi kèm khác của bệnh gan như: Vàng da, chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn, đau nhức ở vùng gan…

NGUYÊN NHÂN GÂY RA NƯỚC TIỂU VÀNG

       Nước tiểu vàng ngoài là dấu hiệu của bệnh gan còn do một số nguyên nhân khác gây nên như:

1. Do dùng thuốc: Sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc trị tiểu đường, vitamin A, vitamin C…cũng gây ra hiện tượng nước tiểu vàng.

2. Do thực phẩm: Ăn nhiều thịt, gia vị, thực phẩm có dầu, nước cam, sữa, củ cải đường, măng tây sẽ làm cho nước tiểu đục màu và nặng mùi hơn.

3. Uống không đủ nước: Uống quá ít nước sẽ khiến cơ thể không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu, khiến cho nước tiểu chuyển sang màu vàng. Cách khắc phục rất đơn giản chỉ cần bạn bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày, nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

Nhưng nếu màu nước tiểu vẫn không thay đổi thì bạn cần nghĩ ngay đến các nguyên nhân gây nước tiểu vàng khác, vì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý như Viêm gan B, Viêm gan C, gan nhiễm mỡ…

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi vi khuẩn hoặc virus tấn công gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu sẽ làm cho nước tiểu chuyển sang màu vàng đục. Ngoài ra còn kèm theo các dấu hiệu khác như: Cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt tiểu rắt…

5. Viêm niệu đạo do lậu: Khi bị viêm niệu đạo do lậu, ngoài dấu hiệu nước tiểu vàng còn có một số dấu hiệu khác như: Đau tức vùng hông, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ…

6. Tiểu dưỡng chấp: Tiểu dưỡng chấp là tình trạng đi tiểu ra dưỡng chấp. Bình thường, dưỡng chấp chỉ nằm trong hệ bạch huyết mà thành phần chủ yếu là triglycerid, phospho lipid, cholesterol tự do. Sở dĩ dưỡng chấp có trong nước tiểu là do có lỗ rò từ hệ thống bạch huyết thông sang hệ thống tiết niệu.

Dấu hiệu của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục.

7. Tiểu phosphate: Là hiện tượng có nhiều phosphate trong nước tiểu. Khi bị tiểu phosphate sẽ thấy dấu hiệu nước tiểu sẫm màu nhất là vào sáng sớm. Và giống như tiểu dưỡng chất, tiểu phosphate cũng xảy ra từng đợt. Tiểu phosphate nếu kéo dài có thể gây sỏi thận do các tinh thể phosphate lắng đọng.

Nước tiểu có màu sắc bất thường cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm (Ảnh minh họa)

       Khi thấy dấu hiệu nước tiểu vàng, không nên chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh gan và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gan mật uy tín để được thăm khám, tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất và có các phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.

Bài viết: Nước Tiểu Vàng Có Phải Bệnh Gan Không

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017