BỆNH VIÊM GAN B
Bệnh viêm gan B là do sự tấn công của virus siêu vi B (HBV) vào cơ thể, chúng tấn công và hủy hoại các tế bào gan. Virus viêm gan B thường lây lan qua các con đường máu, đường quan hệ tình dục, đường truyền từ mẹ sang con. Viêm gan B là nguyên nhân 80% dẫn đến xơ gan, ung thư gan – những con đường dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Da vàng, móng tay vàng là triệu chứng bệnh viêm gan B (Ảnh minh họa)
Để có thể biết được cơ thể có nhiễm virus hay không thì cần theo dõi sự bất thường của cơ thể. Thông thường viêm gan B có các dấu hiệu nhận biết như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, mệt mỏi, suy nhược, đau gan, trướng bụng, vàng da,… Tuy nhiên các dấu hiệu nhận biết này không có tính đặc thù nên khó có thể mà chẩn đoán chính xác được bệnh. Vì thế, việc làm các xét nghệm là rất cần thiết trong lúc này để có thể phát hiện được virus có trong cơ thể hay không.
XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ VIÊM GAN B
Để chẩn đoán chính xác cơ thể có nhiễm virus hay không thì xét nghiệm kiểm tra 5 hạng mục là không thể thiếu. Thông qua các hạng mục kiểm tra HBsAg, HBsAb, HBeAg, HBeAb, HBcAb, ta sẽ biết được tình trạng cơ thể có đang nhiễm virus HBV hay đã miễn dịch.
Trước tiên trong việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh, bạn sẽ được thực hiện kiểm tra kháng nguyên và kháng thể HBs. Vậy xét nghiệm kháng thể viêm gan B để biết được gì?
1. Khi xét nghiệm kháng thể anti-HBs (HBsAb) cho kết quả dương tính (+) thì có nghĩa là cơ thể bạn đã sinh ra kháng thể kháng virus HBV. HBsAb (+) có 2 khả năng là:
HBsAb (+) có thể là do bạn đã được tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B
Hoặc HBsAb (+) có thể cho biết bạn đã từng mắc viêm gan B và đã khỏi.
Cần xác định thêm nồng độ của kháng thể, để biết được lượng kháng thể có đủ kháng lại virus HBV hay không. Nồng độ đủ để bảo vệ cơ thể người của kháng thể HBsAb là > 10m UI/ml.
Xét nghiệm kháng thể viêm gan B để biết được cơ thể có kháng chống lại virus hay chưa (Ảnh minh họa)
2. Nếu xét nghiệm kháng thể HBsAb (-), HBsAg (+) chứng tỏ cơ thể bạn đã nhiễm virus HBV, cần làm thêm các xét nghiệm khác như HBeAg, HBV-DNA để hiểu rõ tính hoạt động, nhân lên của virus. Nếu HBsAb (+), HBsAg (-), HBcAb (+) chứng tỏ cơ thể bạn đang trong thời gian hồi phục viêm gan B, virus tồn tại hòa bình trong cơ thể suốt đời.
Khi xét nghiệm kháng nguyên HBsAg (-), kháng thể HBsAb (-) thì chứng tỏ cơ thể không nhiễm virus HBV, tuy nhiên có thể sẽ bị lây nhiễm vì cơ thể chưa có sự miễn dịch với virus. Lúc này, bệnh nhân cần tiêm ngừa vắc xin viêm gan B để phòng tránh lây nhiễm virus.
HƯỚNG DẪN ĐỌC KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM VIÊM GAN B
Khi làm các xét nghiệm kiểm tra hạng mục, bệnh nhân thường được phát bảng kiểm tra kết quả các chỉ số viêm gan B. Vì tính chuyên môn, các bệnh nhân có thể đọc không hiểu chúng nói lên điều gì. Để giải đáp sự lo lắng đó, các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM đã gợi ý cho các bạn nhưng kết quả xét nghiệm phổ biến dưới đây và giải thích ý nghĩa. Mong rằng, qua bảng này bạn có thể hiểu rõ hơn phần nào về xét nghiệm viêm gan B để có thể tìm hướng điều trị hoặc phòng ngừa kịp lúc:
Tên loại xét nghiệm và kết quả xét nghiệm |
|
||||||||
HBsAg |
HBsAb |
HBeAg |
HBeAb |
HBcAb |
Giải thích |
||||
(+) |
(-) |
(+) |
(-) |
(+) |
Chứng tỏ bệnh nhân đã mắc bệnh viêm gan B, có tính truyền nhiễm cao, tái phát nhanh. |
||||
(+) |
(-) |
(-) |
(+) |
(+) |
Viêm gan B tái phát ít, có khả năng lây nhiễm, nếu làm thêm kiểm tra HBV-DNA (+) thì chứng tỏ tình trạng bệnh nặng, tái phát nhanh. |
||||
(+) |
(-) |
(-) |
(-) |
(-) |
Tính lây nhiễm nằm trong giai đoạn tiềm ẩn, phát hiện kháng nguyên HBsAg (+) trên nửa năm thì chức năng gan hoạt động bình thường. |
||||
(-) |
(+) |
(-) |
(-) |
(-) |
Chứng tỏ bệnh nhân trước đó đã từng nhiễm viêm gan B hoặc chứng tỏ cơ thể đã tiêm vắc xin phòng ngừa, xuất hiện kháng bảo hộ |
||||
(+) |
(-) |
(-) |
(-) |
(+) |
Chứng tỏ cơ thể đã mắc bệnh viêm gan B cấp tính |
||||
(-) |
(+) |
(-) |
(+) |
(+) |
Bệnh nhân bình thường, tính truyền nhiễm yếu |
||||
(+) |
(-) |
(+) |
(-) |
(-) |
Chứng tỏ đã mắc bệnh viêm gan B cấp, có tính truyền nhiễm cao |
||||
(-) |
(+) |
(-) |
(-) |
(+) |
Virus viêm gan B lây nhiễm, đang trong giai đoạn phục hồi |