⚕️Bệnh Viêm Gan B Lây Qua Những Đường Nào

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.7 / 10 (6 bình chọn)

       Chúng ta đã nghe nhiều về bệnh viêm gan B những để thật sự hiểu về căn bệnh này thì không phải là điều dễ dàng. Với sự thiếu kiến thức bệnh lý khiến cho tỉ lệ lây nhiễm viêm gan B ở nước ta ngày càng tăng cao. Tham khảo ngay bài viết sau để biết rõ hơn về những con đường lây nhiễm viêm gan B.

Viêm gan B lây qua những đường nào?

       Bệnh viêm gan B do virus HBV gây ra, loại virus này thường tồn tại trong máu và chất dịch cơ thể của người bệnh, khoảng 80% số người bị nhiễm virus viêm gan B sẽ tự khỏi bệnh sau 6 tháng, nếu sau khoảng thời gian này, cơ thể không đủ khả năng để loại bỏ virus thì bệnh sẽ tiến triển từ viêm gan B cấp tính sang mãn tính. Bệnh nhân mắc viêm gan B dù ở thể cấp tính hay mãn tính thì khả năng lây nhiễm cho người khác cũng đều cao. Dưới đây là một số con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến hiện nay.

➢ Viêm gan B lây qua đường máu

       Đây là con đường lây truyền viêm gan B thường gặp, sự bất cẩn trong thời gian chung sống hay tiếp xúc với người bệnh là lý do khiến bạn bị nhiễm virus HBV.

→  Việc dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng gây trầy xước và chảy máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ bấm móng tay...còn dính máu của bệnh nhân gây truyền nhiễm bệnh.

→  Một số trường hợp dùng chung bơm kim tiêm của bệnh nhân bị viêm gan B thì chuyện bị nhiễm bệnh là khó tránh khỏi. Những người nghiện hút, tiêm chích ma túy là những đối tượng có khả năng bị nhiễm viêm gan B cao qua đường máu.

Viêm gan B có khả năng lây truyền qua đường máu (ảnh minh họa)

→  Truyền nhận máu mà đối tượng cho máu là bệnh nhân viêm gan B khiến người nhận máu bị lây nhiễm viêm gan B

→  Những người đi xăm hình, thẫm mĩ, chỉnh nha…tại các cơ sở không uy tín, dụng cụ hành nghề không được khử vô trùng sạch sẽ vô tình gây truyền nhiễm virus HBV cho người khác.

→  Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh cũng là con đường lây nhiễm viêm gan B qua đường máu mà nhiều người mắc phải.

>>> Virus viêm gan B có thể tồn tại trong máu khô của người bệnh bên ngoài môi trường tầm 3-4 tuần nên mọi người cần cẩn thận hơn trong quá trình sinh hoạt và sống chung với người bệnh.

➢ Viêm gan B lây từ mẹ sang con.

       Người mẹ bị mắc bệnh viêm gan B trước và trong thời kì mang thai có khả năng lây truyền bệnh cho thai nhi. Đây là con đường lây truyền bệnh chủ yếu và nồng độ virus trong cơ thể người mẹ càng cao thì tỉ lệ lây nhiễm càng cao. Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan B vào 3 tháng đầu thai kì thì tỉ lệ lây cho con chỉ chiếm 1% nhưng nếu người mẹ bị viêm gan B vào 3 tháng cuối thai kì thì tỉ lệ lây nhiễm có thể lên đến 70%. Thai nhi bị lây bệnh thông qua sự tiếp xúc với máu hoặc chất dịch nhầy của người mẹ trong quá trình sinh, ngoài ra vẫn có 3-10% số trẻ bị nhiễm viêm gan b từ mẹ qua nhau thai.

Bệnh Viêm Gan B Lây Qua Những Đường Nào

Viêm gan B có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con (ảnh minh họa)

➢ Viêm gan B lây qua đường tình dục

       Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh viêm gan B là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm bệnh. Theo các chuyên gia thì dù là quan hệ tình dục khác giới hay đồng giới thì khả năng lây nhiễm bệnh đều cao như nhau. Quan hệ bằng đường miệng, đường sinh dục, đường hậu môn không có biện pháp bảo vệ an toàn, trong quá trình quan hệ gây chảy máu, trầy xước khiến máu, chất dịch cơ thể của bệnh nhân dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở và gây bệnh.

➢ Viêm gan B không lây qua đường nước bọt

       Mặc dù trong nước bọt của người bệnh vẫn có virus nhưng lượng virus này không đủ lớn để gây bệnh nên việc ăn uống chung, giao tiếp hằng ngày với bệnh nhân viêm gan B không thể khiến bạn bị nhiễm bệnh. Vậy nên mọi người không nên quá căng thẳng hay kì thị bệnh nhân bị viêm gan B.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? (ảnh minh họa)

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B

       Do con đường lây nhiễm viêm gan B rất đa dạng nên mọi người càng phải có ý thức hơn trong việc phòng ngừa, bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm. Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ truyền nhiễm viêm gan B:

 Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh

 Không sử dụng chung kim tiêm với người khác

 Nên chọn các cơ sở xăm mình, thẩm mĩ, chỉnh nha uy tín, dụng cụ  được vệ sinh sạch sẽ để thực hiện

 Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ

 Có lối sống thủy chung “1 vợ- 1 chồng”, không nên quan hệ với những người mà bản thân mình chưa thật sự hiểu rõ, đặc biệt là gái mại dâm, gái tiếp thị...

 Người chưa bị nhiễm viêm gan B cần tiêm phòng, khi tiêm đủ các mũi vacxin thì khả năng phòng bệnh lên đến 90%.

 Với những phụ nữ mang thai bị viêm gan B thì cần tiêm huyết thanh đặc hiệu kháng virus viêm gan B cho trẻ ngay sau sinh 24h.

 Nên thường xuyên thực hiện khám sức khỏe, xét nghiệm viêm gan B định kì để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Theo các chuyên gia, bệnh viêm gan B nếu không được điều trị đúng cách thì có thể gây nên biến chứng xơ gan, ung thư gan nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Mọi biện pháp dự phòng điều trị đều được khuyến khích thực hiện. Ngay từ bây giờ, hãy đến ngay Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM để thực hiện xét nghiệm tầm soát viêm gan B nhằm xác định được tình trạng sức khỏe cũng như có biện pháp bảo vệ gan tốt nhất, ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra với chính mình

 Hi vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã biết thêm về vấn đề viêm gan b lây qua những đường nào. Để được các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM tư vấn miễn phí hay đặt lịch khám nhận ưu đãi. Bạn đọc có thể thực hiện một trong những cách sau đây:

► Cách 1: Để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại ngay hoặc chat trực tiếp với các bác sĩ trên các trang mạng tư vấn trực tuyến của Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM.

► Cách 2: Trực tiếp đến địa chỉ: Nguyễn Văn Cừ , Q.5, TP.HCMThời gian làm việc của phòng khám từ 8h - 20h, tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.

Bài viết: ⚕️Bệnh Viêm Gan B Lây Qua Những Đường Nào

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017