⚕️Những Kiến Thức Cần Biết Về Chích Ngừa Viêm Gan B

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.5 / 10 (2 bình chọn)

       Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, được gây ra bởi virus viêm gan B. Virus này sau khi xâm nhập và phá hủy các tế bào gan. Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh chóng qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Chính vì vậy mà chích ngừa viêm gan B là cách để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả nhất.

Những Kiến Thức Cần Biết Về Chích Ngừa Viêm Gan B

Tầm quan trọng của việc chích ngừa viêm gan B

     Theo các thống kê cho thấy, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm viêm gan B cao nhất thế giới khi số bệnh nhân nhiễm virus đã chiếm gần 20% dân số nước ta. Trong số những bệnh nhân ấy phải chịu những biến chứng nặng nề từ viêm gan B như tình trạng suy gan, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan.

Vốn là căn bệnh nguy hiểm nhưng điều may mắn là viêm gan B hiện nay đã có thể phòng tránh hoàn toàn bằng cách chích ngừa viêm gan B. Hiệu quả của vắc xin khi được tiêm đầy đủ lộ trình có thể lên đến 95%, từ đó mà tỉ lệ mắc bệnh ung thư gan cũng giảm đi đáng kể.

Viêm gan B là căn bệnh khá phổ biến trong những năm trở lại đây (ảnh minh họa).

Trên thế giới với hơn 2 tỷ người nhiễm viêm gan B, trong số đó lại có đến 400.000 người chết vì biến chứng của căn bệnh này. Chỉ tính riêng Việt Nam, cứ 4 người lại có một người mắc viêm gan B. Chính vì vậy mà cách để ngăn chặn virus lây nhiễm đơn giản nhất vẫn là tiêm phòng viêm gan B.

Điều kiện cần để chích ngừa viêm gan B

       Chích ngừa viêm gan B để phòng bệnh vì vậy mà vắc xin cũng chỉ có tác dụng với những ai chưa mắc bệnh mà thôi. Để biết được điều này, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để biết được mình có mắc viêm gan B hay không. Thông thường, đơn giản nhất các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để nhận biết về tình trạng nhiễm bệnh hoặc miễn nhiễm của người bệnh bằng 2 xét nghiệm viêm gan B đơn giản là HbsAg và HbsAb, chỉ khi chúng đều âm tính thì mới cần chích ngừa viêm gan B.

Những đối tượng cần được chích ngừa viêm gan B (ảnh minh họa).

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan B cao cần được chích ngừa gồm:

● Tất cả các trẻ sơ sinh, trẻ em.

● Trẻ sơ sinh có mẹ đã nhiễm viêm gan B (có kháng nguyên HbsAg dương tính) cần phải được chích ngừa trong vòng 12 giờ sau khi sinh và cần chích cả kháng thể chống lại viêm gan B.

● Người sống chung với bệnh nhân viêm gan B.

● Người thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn.

● Những người thường xuyên phải tiếp xúc với máu của người bệnh như bác sĩ, y tá, người làm trong thẩm mỹ viện, xăm mình…

Chích ngừa viêm gan B được thực hiện như thế nào?

     Hiện nay, việc tiêm phòng viêm gan B tại Việt Nam được thực hiện theo lộ trình 3 hoặc 4 mũi.

 Cách 1: Lịch trình chích ngừa 0-1-6 với 2 mũi đầu tiên được tiêm cách nhau 1 tháng để tạo miễn dịch ban đầu, mũi cuối cùng tiêm nhắc lại sau 6 tháng tính từ mũi đầu tiên.

 Cách 2: với 4 mũi theo lộ trình 0-1-2-12, đây là cách thường được áp dụng cho những trường hợp trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm viêm gan B mãn tính để tạo ra kích thích đáp ứng miễn dịch nhanh. Thông thường, 3 mũi đầu tiên sẽ được tiêm cách nhau 1 tháng, mũi thứ 4 được tiêm vào tháng thứ 12.

Hầu hết các bệnh nhân khi thực hiện tiêm phòng thì trong 2 mũi đầu đã có thể tạo được kháng thể bảo vệ chống lại bệnh trong vòng 5-10 năm, tùy cơ địa mỗi người. Do đó, dù bạn có quên ngày chích thì vẫn có thể chích lại mũi thứ 3 sau đó mà không cần phải chích lại từ đầu.

Bài viết: ⚕️Những Kiến Thức Cần Biết Về Chích Ngừa Viêm Gan B

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017