Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm, đường lây lan dễ dàng nên bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Con đường truyền nhiễm viêm gan B cũng giống như HIV, tuy viêm gan B không lây qua các sinh hoạt hằng ngày, nhưng có khoảng 3% virus HBV có trong nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, nước mắt. Để kết hợp điều trị viêm gan B và có cách phòng ngừa hiệu quả thì việc nắm rõ bệnh viêm gan B lây qua đường nào là rất cần thiết.
Tham khảo thêm:
Viêm gan B lây nhiễm như thế nào?
Viêm gan B thường sẽ không cho các triệu chứng rõ ràng, khi cơ thể bắt đầu các dấu hiệu nặng thì mới phát hiện được bệnh, lúc này thì tình trạng đã ở giai đoạn nặng và khó điều trị. Nếu ngăn ngừa ngay từ ban đầu sự xâm nhập của virus thì bạn sẽ không vướng vào nỗi lo lắng của bệnh tật. Do vậy, việc nắm vững các con đường truyền nhiễm viêm gan B là rất cần thiết trong lúc này. Viêm gan B thường sẽ lây qua 3 đường:
1. Truyền nhiễm qua đường máu:
Khi cho hoặc truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm
Dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng làm xước da, dẫn đến tiếp xúc trực tiếp với máu, như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ cắt móng tay,…
Khi xăm mình, xỏ khuyên tai, …
2. Truyền nhiễm qua đường quan hệ tình dục:
Virus HBV có trong dịch tiết của người nhiễm bệnh, xâm nhập qua các vết xước vào cơ thể, nhân lên trong trực tràng, âm đạo khi quan hệ tình dục không an toàn.
Dễ lây lan khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, quan hệ tình dục một lúc nhiều người, quan hệ tình dục đồng tính.
Các con đường lây nhiễm viêm gan B cũng giống HIV. (Ảnh minh họa)
3. Truyền nhiễm từ mẹ sang con:
Khi mang thai 3 tháng đầu: tỉ lệ truyền nhiễm sang con khoảng 1%
Khi người mẹ mắc viêm gan B ở 3 tháng giữa: tỉ lệ truyền nhiễm sang con là khoảng 10%
Khi ở 3 tháng cuối thai kì: khả năng lây nhiễm cao hơn, khoảng 60-70%
Sau khi sinh: đây là giai đoạn khả năng lây nhiễm cao nhất, lên đến 90%
Cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả
Ngoài việc nắm vững các đường truyền nhiễm trên, bản thân mỗi người nên xây dựng cho mình các phương pháp phòng ngừa hợp lí và khoa học:
Phòng ngừa đối với bản thân và gia đình: Nếu bản thân và gia đình bạn chưa nhiễm virus HBV thì việc thăm khám định kì và tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B 6 tháng/lần là điều cần phải làm đầu tiên. Nếu bạn hoặc người thân mắc bệnh viêm gan B nên cẩn thận không để truyền nhiễm cho người khác.
Trước khi kết hôn: Trong việc quan hệ vợ chồng nên sử dụng các biện pháp an toàn để tránh sự lây nhiễm (sử dụng bao cao su), cần phải đi thăm khám định kì để theo dõi tình trạng bệnh. Trước khi kết hôn thì việc làm các xét nghiệm kiểm tra gan là rất cần thiết, nhằm tránh lây nhiễm sang cho người bạn đời và có thể an tâm hơn trong đời sống vợ chồng.
Khi sinh con: Nếu người mẹ nhiễm viêm gan B muốn có con cần phải tiêm vắc xin trong tháng 7-8-9. Nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính, nên thực hiện điều trị diệt virus cho đến khi xét nghiệm HBeAg (-), lượng virus HBV < 10.000 copies. Còn trường hợp khi sinh con, sau 24h phải chích ngừa viêm gan B và phải tiêm đủ 3 mũi.
Cách phòng ngừa viêm gan B (Ảnh minh họa)hí.