⚕️Những Đối Tượng Có Nguy Cơ Cao Mắc Bệnh Viêm Gan B

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.7 / 10 (3 bình chọn)

        Hiện nay, số người mắc bệnh viêm gan B đang có xu hướng tăng dần, số người nhiễm viêm gan B đã chiếm gần 20% dân số nước ta, do đó mà mọi người cần phải nâng cao cảnh giác, tích cực phòng ngừa hơn nữa đối với căn bệnh này. Viêm gan B dễ dàng lây nhiễm cho cộng đồng qua các con đường như đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Vậy ai mới là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B?

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan B

        Viêm gan B là căn bệnh lây nhiễm do virus lan truyền qua máu gây ra. Bệnh hủy hoại dần lá gan và cướp đi mạng sống của người bệnh, bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng lây nhiễm của căn bệnh này, tuy nhiên với một số đối tượng sau đây thì nguy cơ lây nhiễm sẽ còn cao hơn rất nhiều:

➢ Người sử dụng chung bơm kim tiêm: việc sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích dính máu của người nhiễm virus viêm gan B sẽ có thể làm lây nhiễm virus viêm gan B. Đây chính là lý do ở những khu vực có tỉ lệ người nghiện hút, tiêm chích ma túy thì tỉ lệ người mắc viêm gan B cũng gia tăng nhanh chóng.

➢ Người quan hệ tình dục không an toàn: virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường tình dục nếu một trong hai người có mắc bệnh viêm gan B, và cho dù là quan hệ nam nữ hay quan hệ đồng tính thì khả năng lây nhiễm viêm gan B đều có thể xảy ra.

➢ Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh viêm gan B: trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B nhất là khi mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai. Vì vậy các bà mẹ khi mang thai cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có kịp thời phát hiện bệnh và có phương án xử lý, trẻ khi sinh ra cần tiêm phòng viêm gan B ngay trong vòng 24h đầu.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B (ảnh minh họa).

➢ Người sử dụng chung các dụng cụ sinh hoạt: một số đồ dùng sinh hoạt như bàn chải, dao cạo, kềm làm móng, bông tai… đều có khả năng dính máu từ người bệnh. Dùng chung đồ với người khác có thể vô tình làm lây nhiễm căn bệnh này.

➢ Người nhà bệnh nhân: đây là những đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân, đặc biệt là khi tiếp xúc thông qua các vết thương hở, sẽ là điều kiện thuận lợi cho virus viêm gan B lây lan.

➢ Nhân viên y tế: là những người thường xuyên phải tiếp xúc với máu và dịch cơ thể từ những bệnh nhân viêm gan B.

➢ Bệnh nhân đang chạy thận hoặc những người bị chứng dễ chảy máu cũng là những đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm gan B.

        Tóm lại, trên đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B. Để phòng tránh và thoát khỏi căn bệnh này, người bệnh cần nâng cao ý thức, thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh và đặc biệt là phải tiêm phòng vắc xin viêm gan B để bảo vệ cơ thể tốt nhất.

Tiêm vắc xin viêm gan B – Biện pháp phòng tránh viêm gan B hiệu quả nhất

        Đứng trước những nguy cơ lây nhiễm nhanh chóng của virus viêm gan B, thì tiêm phòng viêm gan B chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng chống lại căn bệnh này, nhất là ở những đối tượng có nguy cơ cao như đã liệt kê trên đây. Trên thực tế, sau nhiều năm vận động và tuyên truyền đẩy mạnh hoạt động tiêm phòng thì số lượng người mắc mới viêm gan B đã giảm đi đáng kể. Thông thường, việc tiêm phòng viêm gan B ở người lớn và trẻ em sẽ có sự khác nhau nhất định:

 Với đối tượng là người lớn thì việc tiêm phòng viêm gan B có liệu trình gồm 3 mũi, mũi mỗi sẽ tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần.

 Đối với trẻ em, nên tiến hành tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt mà không cần phải thực hiện xét nghiệm nào. Tốt nhất vẫn nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24h sau khi sinh khi trẻ có mẹ mắc bệnh viêm gan B. Trong trường hợp mẹ không bị nhiễm bệnh thì trẻ có thể tiêm theo lịch trình 0-1-6. Tức mũi thứ hai cách mũi đầu 1 tháng và mũi thứ ba cách mũi thứ hai khoảng 6 tháng.

Tiêm phòng viêm gan B là biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất (ảnh minh họa).

➢ Khi tiêm vắc xin đầy đủ liều lượng và đúng thời gian thì khả năng tạo được kháng thể bảo vệ có thể lên đến 90%. Tuy vậy, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng lượng kháng thể này cũng sẽ giảm đi theo thời gian và không đủ khả năng để bảo vệ lượng cơ thể khỏi sự tấn công của virus. Do đó, sau thời gian khoảng 10-15 năm, bạn nên đi xét nghiệm, nếu lượng kháng thể giảm xuống thấp thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi để bảo vệ hiệu quả hơn.

Một số lưu ý thêm trước khi thực hiện tiêm phòng viêm gan B là mọi người cần phải thực hiện 2 xét nghiệm HbsAg và anti Hbs để biết được liệu bạn có đang mắc viêm gan B không và tình trạng kháng thể lúc này như thế nào.

Trong trường hợp HbsAg dương tính, tức là cơ thể người đó đã mang virus viêm gan B, vì vậy việc tiêm phòng lúc này cũng không mang lại tác dụng gì. Người bệnh cần thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Khi có kết quả Anti Hbs dương tính có nghĩa là cơ thể đã có tồn tại kháng thể bảo vệ, lúc này cũng không cần phải tiêm phòng viêm gan B nữa.

        Để biết bạn có mắc bệnh viêm gan B hay không, bệnh nhân có thể đến với Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM để thực hiện xét nghiệm. Phòng khám với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện xét nghiệm và đưa đến cho người bệnh kết quả chính xác nhất.

Ngoài ra, ban sẽ hoàn toàn hài lòng bởi quy trình thăm khám khoa học, nhanh chóng, hệ thống tư vấn và đặt hẹn qua mạng giúp người bệnh chủ động sắp xếp thời gian, đem đến sự thuận tiện nhất.

Môi trường Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM.

     Để được các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM tư vấn miễn phí hay đặt lịch khám nhận ưu đãi. Bạn đọc có thể thực hiện một trong những cách sau đây:

       Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM là một cơ sở thăm khám và hỗ trợ chữa trị các bệnh về gan uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống tư vấn trực tuyến luôn sẵn sàng tư vấn, chia sẻ và hỗ trợ người bệnh bất cứ lúc nào.

Bài viết: ⚕️Những Đối Tượng Có Nguy Cơ Cao Mắc Bệnh Viêm Gan B

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017