Viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp rất nhiều lần so với căn bệnh thế kỷ HIV, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng xơ gan và ung thư gan. Hiện nay, tiêm phòng vắc xin viêm gan B được cho là cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh viêm gan B. Tuy nhiên tiêm phòng viêm gan B như thế nào mới đem lại hiệu quả tốt nhất, những đối tượng nào cần tiêm phòng thì không phải là vấn đề mà ai cũng biết.
Tham khảo thêm:
Tại sao cần phải chích ngừa viêm gan B?
Viêm gan B là căn bệnh đang có mức độ tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Virus viêm gan B sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây nên những hậu quả như sau:
➢ Viêm gan B cấp tính: Với triệu chứng sốt, nhức mỏi tay chân, vàng da và thường bị đau các khớp,…
➢ Viêm gan B mãn tính: Dấu hiệu nhận biết là thường ăn kém vì thấy không ngon, bị đầy hơi và giảm cân liên tục. Ngoài ra còn bị đau bờ sườn bên phải.
Viêm gan B dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm (ảnh minh họa).
➢ Bệnh xơ gan: Khi người bệnh bị viêm gan mãn tính trên 5 năm, có đến 20% người bệnh chuyển sang giai đoạn xơ gan này.
➢ Bệnh ung thư gan: Sau 10 năm, người bệnh không thể hỗ trợ chữa dứt điểm bệnh viêm gan B thì bệnh tình chuyển sang ung thư. Việc tử vong chỉ là chuyện 1 sớm 1 chiều.
Bệnh dễ dàng lây nhiễm qua các con đường như đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Hiện nay, các biện pháp phòng ngừa viêm gan B chỉ mang tính chất tương đối, trong khi đó tiêm phòng viêm gan B lại có hiệu quả bảo vệ lên đến 95% nếu thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo đúng lộ trình.
Những đối tượng cần chích ngừa viêm gan B
Tiêm phòng viêm gan B là việc làm cần cho tất cả mọi người, tuy nhiên với những đối tượng có nguy cơ cao sau đây cần đặc biệt chú ý đến việc chích ngừa viêm gan B:
- Những người khỏe mạnh sống chung hoặc có quan hệ tình dục thường xuyên với người bệnh viêm gan B
- Tất cả trẻ sơ sinh, bao gồm: Trẻ sơ sinh có mẹ dương tính với HbsAg. Khi đó việc tiêm đồng thời kháng thể chống lại viêm gan Bvà vaccine được chỉ ra rằng có hiệu quả 95% trong việc ngăn chặn lây truyền HBV từ mẹ sang con. Việc tiêm này cần được thực hiện ngay sau khi sinh cho đến hết đợt tiêm. Những trẻ đã không được chích ngừa viêm gan B ngay từ lúc mới sinh mà tuổi dưới 18 cũng nên được chích ngừa. Trả em bị nhiễm viêm gan B từ bé rất dễ bị suy gan ở tuổi trưởng thành.
Tiêm phòng viêm gan B là việc làm cần thiết cho tất cả mọi người (Ảnh minh họa).
- Những người chỉ dương tính với anti-HBc và những người sống ở vùng dịch lưu hành cũng nên được chích ngừa viêm gan B đầy đủ.
- Những người chích ma túy.
- Các Nhân viên y tế, tiếp xúc khoa tiêm truyền hay tiếp xúc với máu bệnh nhân, nha khoa…
Hơn nữa, kết quả điều tra hàng năm ở những bệnh nhân lọc máu cho thấy do miễn dịch suy giảm nhanh chóng, nên những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với HBV cũng nên được chích ngừa viêm gan B.
Chích ngừa viêm gan B như thế nào để hiệu quả nhất?
Chích ngừa viêm gan B là một phương pháp bảo vệ cơ thể, chống lại virus viêm gan B hiệu quả được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Cơ thể sau khi được tiêm vắc xin viêm gan B sẽ tạo ra được kháng thể HbsAb bảo vệ cơ thể hiệu quả.
Phương pháp tiêm phòng viêm gan B được sử dụng cho những người chưa từng nhiễm bệnh, với những người đã bị nhiễm bệnh thì việc tiêm phòng sẽ không mang lại tác dụng gì.
Việc tiêm phòng viêm gan B được thực hiện với lộ trình 3 mũi trong vòng 6 tháng đối với trẻ sơ sinh, mũi đầu tiên nên tiêm trong vòng 24h đầu sau khi sinh. Đối với đối tượng là người lớn, trước khi chích ngừa cần được làm xét nghiệm HbsAg và Anti Hbs, nếu kết quả 2 xét nghiệm này là âm tính thì mới có thể tiến hành tiêm phòng.
Chích ngừa viêm gan B được thực hiện như thế nào (ảnh minh họa).
Việc chích ngừa viêm gan B đều có thể áp dụng theo 2 cách sau để hiệu quả phòng ngừa được tốt nhất:
➢ Cách 1: tiêm mũi đầu tiên vào tháng thứ nhất, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ hai 6 tháng. Đây là cách tiêm cơ bản nhất và thường được áp dụng cho tất cả mọi người.
➢ Cách 2: tiêm 3 mũi với khoảng cách mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Mũi thứ nhất tiêm vào tháng đầu tiên, sau một tháng tiêm mũi thứ hai, mũi thứ ba tiêm cách mũi thứ hai 1 tháng. Đây là cách tiêm có lịch trình khá dồn dập nhằm tạo ra đợt kháng thể nhanh và nhiều nhất trong thời gian ngắn để chống lại siêu vi B. Cách này thường được áp dụng cho trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm viêm gan B.