⚕️Chích Ngừa Viêm Gan B

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.7 / 10 (9 bình chọn)

Nguyên nhân mắc bệnh viêm gan B

       Viêm gan B -  căn bệnh xếp thứ hai sau căn bệnh thế kỷ HIV – AIDS, kẻ giết người thầm lặng luôn là nỗi đáng sợ và ám ảnh mỗi khi nhắc đến. Đa số bệnh thường gặp ở nam giới là chủ yếu và nguyên nhân mắc bệnh viêm gan B đã không quá xa lạ đối với người Việt Nam và chỉ xoay quanh 3 con đường lây nhiễm:

       Lây truyền qua đường tình dục:

       Quan hệ tình dục được xem như là nguyên nhân gây ra viêm gan B chính, do thói quen sinh hoạt của đấng mày râu bừa bãi và phóng khoáng, không sử dụng biện pháp bảo hộ an toàn nên dễ dàng bị truyền bệnh. Khả năng lây nhiễm của bệnh khá cao, nhất là khi quan hệ bằng hậu môn, đường miệng và đường âm đạo cọ xát tạo ra vết xước tạo điều kiện cho virus tấn công. Bệnh cũng không có triệu chứng đặc trưng hay dấu hiệu lâm sàng điển hình nào nên rất khó nhận biết. Khi vô tình phát hiện bệnh đã bước sang giai đoạn toàn phát hoặc cũng có khi bước vào giai đoạn cuối rất khó chữa trị.  

       Lây truyền qua đường mẹ sang con:

       Nguy cơ lây nhiễm ở trường hợp này mạnh nhất vào khoảng 3 tháng cuối thái kỳ, vào thời gian này các thai phụ sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi chặt chẽ và tiêm vacxin Globulin để ngăn ngừa virus xâm nhập thai nhi gây viêm gan cho trẻ sơ sinh.

       Lây truyền qua đường máu:

       Đa số những trường hợp mắc phải viêm gan B do lây nhiễm qua đường máu đều do tiếp xúc vết thương hở với máu của người bệnh, sử dụng chung các vật dụng cá nhân dễ gây vết thương như: dao cạo râu, kềm cắt móng,..

Các con đường lây nhiễm viêm gan B (ảnh minh họa).

      Không phải tất cả thai phụ nào mắc phải virus viêm gan B cũng đều lây nhiễm cho con nhưng theo các chuyên gia phòng khám chuyên trị bệnh gan tại tphcm cho biết tỉ lệ lây nhiễm là khá cao nên cần phải ngăn ngừa bằng vacxin và tuyệt đối thực hiện quá trình sinh một cách nhanh chóng không làm rách nhau để tránh lây nhiễm virus qua đường máu cho trẻ.

Khi nào cần được chích ngừa viêm gan B

       Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc phải viêm gan B cao nhất thế giới và để lại những biến chứng nặng nề cho người bệnh như suy gan, xơ gan, ung thư gan. Tuy bệnh chưa có thuốc đặc trị nhưng có thể thực hiện các cách phòng bệnh viêm gan B bằng cách tiêm chủng và khả năng không bị mắc bệnh lên đến 95%.

       Tiêm phòng viêm gan B có nghĩa là ngăn ngừa và ức chế khả năng xâm nhập phát triển của virus đến tế bào gan vì thế những người đã mắc bệnh rồi không thể tiêm ngừa vacxin. Những ai chưa mắc bệnh viêm gan B đều là đối tượng có thể được tiêm phòng và sẽ được bác sĩ cho thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán trước khi tiến hành để việc chích ngừa được hiệu quả hơn.

       Ngoài ra những người từng tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc đang trong giai đoạn phơi nhiễm đều có thể được tiêm vacxin để phòng ngừa như:

Trẻ sơ sinh cần tiêm vacxin ngừa viêm gan B trong vòng 24h.

        Trẻ sơ sinh nếu có mẹ mắc virus viêm gan B trong vòng 24h sau khi sinh phải được tiêm vacxin để phòng ngừa.

        Trẻ em, người trưởng thành.

        Những người trong nhà có thành viên mắc bệnh.

        Những người có việc làm thường xuyên tiếp xúc với chế phẩm của máu.

       Vacxin thường được tiêm phòng ở vùng cơ bắp tay đối với người lớn và trẻ em. Trẻ sơ sinh tiêm ở vùng trước đùi.

Ngăn ngừa viêm gan B

       Các chuyên gia bệnh gan Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM cho biết ngoài chích ngừa viêm gan B chúng ta có thể ngăn ngừa bằng những biện pháp sau:

       Sinh hoạt tình dục một cách lành mạnh và dùng biện pháp bảo vệ an toàn như bao cao su, giảm thiểu tình trạng sung mãn hoặc quan hệ mạnh dễ gây ra các vết trầy xước tạo điều kiện cho virus xâm nhập.

        Không sử dụng các vật dụng cá nhân chung có thể gây chảy máu, hạn chế việc làm nail, xăm mình, bấm lỗ tai….

        Nếu có vết thương hở cần băng bó bảo vệ vết thương ngay tránh để ngoài không khí tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh.

       Phụ nữ trong thời gian thai kỳ nếu phát hiện bị mắc viêm gan B cần được theo dõi chặt chẽ, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và tiêm Globulin vào 3 tháng cuối thai kỳ để được miễn dịch bảo vệ trẻ sơ sinh. Và trẻ em sau khi sinh xong trong vòng 24h cần được tiêm phòng vacxin ngay.

Quan hệ tình dục an toàn là cách bảo vệ khỏi viêm gan B (ảnh minh họa).

Bài viết: ⚕️Chích Ngừa Viêm Gan B

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017