⚕️Viêm Gan B Bị Truyền Nhiễm Thế Nào

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.7 / 10 (9 bình chọn)

Các tác hại của viêm gan B

     Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hình thành do sự tấn công của virus HBV vào gan, dẫn đến tế bào gan bị hủy hoại, chức năng gan suy giảm trầm trọng. Khi viêm gan B không được phát hiện sớm và điều trị thì từ viêm gan B cấp chuyển sang giai đoạn nặng hơn là viêm gan B mãn tính. Lúc này, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường rõ rệt như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn; nặng hơn sẽ là phù nề, hoàng đản, dấu sao mạch,… Những dấu hiệu này chính là triệu chứng viêm gan B phổ biến. 

     Khi viêm gan B không được theo dõi, chữa trị thì sẽ dần phát triển thành xơ gan, ung thư gan. Lúc này các tế bào gan bị hủy hoại sẽ dần chuyển sang các mô xơ sẹo, gan trở nên sần sùi, lồi lõm, chức năng hoạt động kém một cách trầm trọng.

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào

     Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm, đường lây lan dễ dàng nên bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Con đường truyền nhiễm viêm gan B cũng giống như HIV, tuy viêm gan B không lây qua các sinh hoạt hằng ngày, nhưng có khoảng 3% virus HBV có trong nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, nước mắt. Để kết hợp điều trị và có cách phòng ngừa hiệu quả thì việc nắm rõ các đường truyền nhiễm của viêm gan B là rất cần thiết. Viêm gan B lây nhiễm qua 3 đường:

Để điều trị viêm gan B hiệu quả, ngoài việc theo dõi tình trạng cơ thể thì việc nắm rõ các đường truyền nhiễm của viêm gan B là rất cần thiết. (Ảnh minh họa) 

1. Truyền nhiễm qua đường tình dục:

 Virus HBV có trong dịch tiết của người nhiễm bệnh, xâm nhập qua các vết xước vào cơ thể, nhân lên trong trực tràng, âm đạo khi quan hệ tình dục không an toàn.

 Viêm gan B truyền nhiễm từ người bệnh sang người lành qua đường tình dục không sử dụng biện pháp an toàn.

 Hoặc có thể truyền nhiễm qua các dụng cụ tình dục của người nhiễm bệnh nếu không vệ sinh sạch sẽ.

2. Truyền nhiễm qua đường máu:

 Bị truyền nhiễm qua đường truyền máu, phẫu thuật dùng dụng cụ chưa vô trùng, dùng chung bơm kim tiêm

 Dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng làm xước da như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ cắt móng tay,…

 Khi xăm mình, xỏ khuyên tai, …

 3. Truyền nhiễm từ mẹ sang con:

 Khả năng người mẹ mắc viêm gan B mãn tính lây nhiễm cho con là rất cao (gần 90%)

 Khi mang thai 3 tháng đầu: tỉ lệ truyền nhiễm sang con khoảng 1%

 Khi người mẹ mắc viêm gan B ở 3 tháng giữa: tỉ lệ truyền nhiễm sang con là khoảng 10%

 Khi ở 3 tháng cuối thai kì: khả năng lây nhiễm cao hơn, khoảng 60-70%

 Sau khi sinh: đây là giai đoạn khả năng lây nhiễm cao nhất, lên đến 90%

   

Nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt cho trẻ để ngăn ngừa sự lây nhiễm. (Ảnh minh họa)

      Đặc biệt, các bạn cần lưu ý, viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm, chỉ lây lan qua các đường như kể trên, do vậy, các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM có lời khuyên cho bạn là: không nên kì thị hay xa lánh những người mắc bệnh, điều đó sẽ khiến tâm trạng bệnh nhân nặng nề, dễ phát bệnh nặng hơn. Viêm gan B sẽ không lây lan qua đường tiếp xúc hằng ngày như: ăn cơm, chia sẻ đồ ăn thức uống qua đũa muỗng, ôm, nắm tay, ho, hắc hơi, hôn môi,… Do vậy, những người lành bệnh an tâm và sinh hoạt bình thường với bệnh nhân.

           Bên cạnh đó, dù người nhiễm bệnh hay lành bệnh, để điều trị và phòng bệnh viêm gan B hiệu quả, cần phải đến các trung tâm bệnh viện bệnh gan tốt nhất thành phố HCM để làm các kiểm tra xét nghiệm định kì. Thông qua đó, các bác sĩ chuyên gia có thể chẩn đoán chính xác về bệnh mà có hướng điều trị đúng, hiệu quả và còn an tâm hơn về sức khỏe. 

Bài viết: ⚕️Viêm Gan B Bị Truyền Nhiễm Thế Nào

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017