Các đường truyền nhiễm của viêm gan B
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm, tùy theo tình trạng bệnh và lượng virus có trong cơ thể mà tính truyền nhiễm cao hay thấp. Vì thế, bạn cần nắm rõ những đường lây truyền viêm gan B để có thể có cách phòng ngừa hợp lí và phương pháp điều trị viêm gan B thích hợp.
Viêm gan B lây qua 3 đường truyền nhiễm:
Mẹ sang con: Khi người mẹ đang mắc phải bệnh viêm gan B mà mang thai thì nguy cơ người con sẽ nhiễm phải bệnh rất cao.
Đường máu: Thông thường, bệnh viêm gan B sẽ dễ lây truyền qua đường máu, khi người bình thường tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh. Viêm gan B lây qua đường máu như: dùng chung kiêm tiêm, xăm mình, các thiết bị y tế, dao cạo râu, khi những vật dụng trên bị dây máu của người bệnh và người thường tiếp xúc trực tiếp lên, từ đó dẫn đến bị lây nhiễm.
Quan hệ tình dục: Khi bạn có quan hệ tình dục mật thiết với người mắc phải bệnh viêm gan B mà không sử dụng các biện pháp an toàn thì cũng có thể bị truyền nhiễm.
Tại sao lại mắc phải viêm gan B?
Vì đây là căn bệnh có tính truyền nhiễm cao, lây lan dễ dàng nên tất cả các đối tượng đều có thể mắc phải. Khi cơ thể bạn có các triệu chứng như tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, đau tức vùng gan, vàng da, nước tiểu vàng,… thì có thể bạn đã mắc phải viêm gan B. Lúc này bạn nên đi làm kiểm tra xét nghiệm ngay để có thể chẩn đoán chính xác về bệnh.
Các con đường dễ dàng dẫn đến truyền nhiễm bệnh viêm gan B. (Ảnh minh họa)
Thông thường, các nguyên nhân viêm gan B dưới đây dẫn đến cơ thể bạn mắc phải bệnh viêm gan B:
Khi người mẹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính sinh con thì khả năng truyền nhiễm cho người con rất cao.
Những người vì bệnh, cần được truyền máu hay những chất lấy từ máu, những người cần lọc thận.
Mắc bệnh do liên quan đến nghề nghiệp: bác sĩ giải phẫu, nha sĩ, chuyên viên rút máu, y tá,... có thể rủi ro tiếp xúc với máu, chất tiết cơ thể.
Do quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn với người mắc viêm gan B.
Do đi xăm mình, tiêm chích,… dùng chung kim tiêm với người mắc viêm gan B.
Người mắc bệnh viêm gan B là lá gan bị tấn công bởi virus HBV, dẫn đến tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm. Nếu viêm gan B không được điều trị để kéo dài sẽ chuyền sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị hơn và có thể phát triển thành xơ gan, ung thư gan từ đó dẫn đến tử vong.
Cách phòng ngừa viêm gan B
Để không cho virus siêu vi B lây lan, bảo vệ tốt cho lá gan của bạn và người thân, thì bạn nên xây dựng cho mình biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu để ngăn ngừa bệnh. Dưới đây là các cách phòng ngừa cơ bản đối với bản thân và gia đình mà bạn có thể tham khảo:
Đối với gia đình và bản thân: Nên thăm khám định kì, tiêm phòng vắc xin 6 tháng/lần, nếu trong gia đình có người bệnh mắc viêm gan B thì việc sử dụng các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, đồ bấm móng tay, kim tiêm,… cẩn thận. Không được để máu của người bệnh dây vào người lành, vì đường máu là đường truyền nhiễm rất cao.
Hôn nhân: Người bệnh gan vẫn có thể kết hôn, nhưng trong quan hệ vợ chồng nên sử dụng các biện pháp an toàn để tránh lây nhiễm.
Sinh con: Nếu người mẹ nhiễm viêm gan B muốn có con cần phải tiêm vắc xin trong tháng 7-8-9. Nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính, kiểm tra mục HBsAg, HbeAg, HbcAb (+) thì không nên có con. Còn trường hợp khi sinh con, sau 24h phải tiêm vắc xin phòng ngừa.
Tiêm vắc xin định kì 6 tháng/lần để phòng ngừa bệnh viêm gan B. (Ảnh minh họa)
Cách phòng ngừa tốt nhất để ngăn ngừa bệnh viêm gan B là bạn nên đến các phòng khám chuyên về gan để làm các loại xét nghiệm kiểm tra như 5 hạng mục, kiểm tra chức năng gan, HBV-DNA, siêu âm, sinh thiết gan để có thể phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị viêm gan B hợp lí. Ngoài ra, một chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học và lối sống sinh hoạt lành mạnh là rất quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho lá gan của bạn.