Chào bác sĩ! Cháu có việc này muốn nhờ bác sĩ giúp đỡ, nhưng cũng hơi tế nhị. Thú thật là cháu thường xuyên bị táo bón, đi cầu rất khó khăn, có lúc bị đau rát cả hậu môn và chảy máu nữa. Cháu cũng đã ăn nhiều rau, nhưng chỉ được vài hôm, thì lại táo bón tiếp. Bác sĩ cho cháu hỏi, những thực phẩm có thể cải thiện tình trạng đau rát hậu môn do đi cầu khó? Cháu nên ăn uống thế nào để cải thiện dứt điểm được tình trạng này? Mong bác sĩ giúp đỡ, cháu cảm ơn bác sĩ! “ Trung Kiên, 19 tuổi, Củ Chi”
Trung Kiên thân mến! Rất vui vì nhận được sự quan tâm và đặt câu hỏi của cháu. Mong cháu đừng ngại vì rắc rối này của mình, bởi không chỉ riêng cháu, mà có rất nhiều những trường hợp khác cũng đang trong tình trạng này. Để giúp cháu và mọi người giải quyết được rắc rối này, chuyên mục hỏi đáp sẽ tổng hợp một số thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi cầu khó
Đối với tình trạng táo bón kéo dài, đi cầu khó nhiều người cứ chủ quan cho rằng là do chế độ ăn uống dẫn đến. Tuy nhiên, thực tế, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này còn đa dạng hơn nhiều:
➛ Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống kém khoa học, ít rau củ nhưng lại quá nhiều chất béo, tinh bột hay những thức ăn nhanh... là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng táo bón, đi cầu khó khăn ở nhiều người.
➛ Do bệnh lý: Một bữa ăn vội vã hay một bữa tiệc quá nhiều dinh dưỡng là điều thường thấy trong nhịp sống hiện đại. Do đó, mà tỉ lệ người mắc phải những bệnh về hậu môn, trực tràng ngày càng nhanh. Mà táo bón là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong những bệnh lý dẫn tới tình trạng đau rát hậu môn do đi cầu khó là: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp đại trực tàng, tắc ruột...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi cầu khó (Ảnh minh họa)
➛ Do ảnh hưởng của ruột: Quá trình hoạt động của ruột có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đại tiện ở mỗi cá nhân. Hoạt động của ruột xảy ra kém, khiến phân bị vón cục, khong có cảm giác muốn đi đại tiện, dẫn đến tình trạng đi cầu khó, đau rát khi đi cầu, nguy cơ về bệnh trĩ...
➛ Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chứa nhiềm nhôm và canxi... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi cầu khó khăn.
Những tác hại của đi cầu khó mà bạn không ngờ đến
Đi cầu khó là một hiện tượng thường gặp, hầu như bất kỳ một trường hợp nào, cũng có thể xảy ra vài lần hiện tượng này. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đi cầu khó trong thời gian kéo dài, xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ dẫn đến những nguy hại như:
Nứt kẻ hậu môn, chảy máu: người đi cầu khó, thường cố rặn để tống phân ra ngoài, nếu không sẽ có cảm giác đầy bụng, chướng bụng khó chịu. Hiện tượng này khiến những khối phân khô cứng, ma sát trực tiếp với niêm mạc hậu môn, khiến niêm mạc bị tổn thương, nứt kẻ hậu môn và chảy máu. Nếu trường hợp nặng, mức độ tổn thương lớn, mất máu nhiều, có thể khiến người bị cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguy cơ về bệnh trĩ: có thể nói, táo bón là một trong những dấu hiệu chính của bệnh trĩ. Người bị táo bón, thường khiến hậu môn bị áp lực đè nặng, khiến các tĩnh mạch trĩ bị tổn thương, hình thành nên bệnh trĩ.
Đi cầu khó có nguy cơ về bệnh trĩ (Ảnh minh họa)
Nguy cơ về nhiễm độc: do táo bón, đi cầu khó khăn, phân bị ứ động lại trong ruột. Khi đó, những chất độc hại trong phân có thể sẽ gây viêm nhiễm ngược lại cho các bộ phận khác trong vùng hậu môn, trực tràng.
Một số bệnh lý khác: hiện tượng đau rát hậu môn do đi cầu khó, còn có thể là nguy cơ về một số bệnh lý nguy hiểm khác như: nhiễm nấm hậu môn, viêm trực trang, ung thư trực tràng, bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục...
Những thực phẩm có thể cải thiện tình trạng đau rát hậu môn do đi cầu khó
Một số thực phẩm cải thiện được tình trạng táo bón, đi cầu khó và đau rát hậu môn như sau:
➢ Thực phẩm nhiều chất xơ: những loại thực phẩm nhiều chất xơ sẽ là một phương pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng đi cầu khó khăn, đi cầu ra máu. Nó sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn chu, hiệu quả và giúp tống phân ra ngoài một cách tự nhiên nhất. Cụ thể, người mắc chứng bệnh này cần tăng cường trong bữa ăn hàng ngày các loại thực phẩm như: các loại rau củ, đặc biệt là rau mồng tơi, rau dền, diếp cá, rau đay, khoai lang, bông cải xanh...trái cây như đu đủ, chuối , cà rốt, táo, cam, kiwi, bưởi, bơ...các loại ngũ cốc, socola đen, nước dừa...
➢ Ăn nhiều sữa chua: trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho quá trình hoạt động của đường ruột, giúp cải thiện tình trạng đi cầu khó và đau rát hậu môn.
Những thực phẩm có thể cải thiện tình trạng đau rát hậu môn do đi cầu khó (Ảnh minh họa)
➢ Sử dụng mật ong: đường trong mật ong có thể làm mềm phân, giúp người bị táo bón, đau rát hậu môn, sẽ cảm thấy dễ chịu và giảm bớt những đau đớn hơn.
➢ Uống đủ nước: 2 lít nước mỗi ngày chẳng những đem lại những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể, mà nó còn là cách giúp cải thiện tình trạng táo bón và đi cầu khó khăn.
Những thực phẩm kể trên, để đạt được hiệu quả trong cải thiện tình trạng đi cầu khó, người bệnh phải thực hiện chế độ ăn uống một cách điều đặn, khoa học nhất. Việc chỉ sử dụng những loại thực phẩm này 1 hay 2 hôm, rồi lại trở về chế độ ăn uống, sinh hoạt cũ sẽ không đem đến hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, để biết được nguyên nhân của hiện tượng này, cũng như biết được tình trạng về hậu môn, trực tràng hiện tại mà có hướng giải quyết phù hợp, người mắc bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bạn đọc còn bất kỳ khúc mắc gì, có thể trò chuyện với các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM bằng một trong những cách sau:
► Cách 1: Gọi điện thoại đến đường dây nóng của phòng khám:
► Cách 2: Để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại ngay hoặc chat trực tiếp với các bác sĩ trên các trang mạng tư vấn trực tuyến của Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM.