⚕️Kết Quả Xét Nghiệm Viêm Gan B

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 10 / 10 (6 bình chọn)

     Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm có tính nguy hiểm cao, có xu hướng phát triển thành xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, khi bạn có các triệu chứng về bệnh viêm gan B thì nên đi làm các xét nghiệm kiểm tra để có thể chẩn đoán sớm bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

Tại sao phải làm kiểm tra viêm gan B

     Viêm gan B là lá gan bị tấn công bởi virus HBV, dẫn đến tế bào gan bị tổn thương, suy giảm chức năng gan. Virus HBV có tính truyền nhiễm rất cao và lây lan nhanh, ở giai đoạn viêm gan B cấp, các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu rõ ràng nên các bệnh nhân có thể đã nhiễm phải virus mà không phát hiện kịp. Vì vậy, việc làm kiểm tra viêm gan B là rất cần thiết để có thể chẩn đoán bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời. 

     Thông qua các kiểm tra viêm gan B, bạn có thể biết được cơ thể có đang nhiễm virus HBV hay không, virus HBV hoạt động mạnh hay yếu,… nhờ vào những chỉ số kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng để có thể chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh để có thể sử dụng đúng thuốc.

Viêm gan B có xu hướng phát triển thành xơ gan, ung thư gan. (Ảnh minh họa)

Kết quả kiểm tra viêm gan B

     Khi bạn đang có các triệu chứng bất thường như vàng da, chán ăn, buồn nôn, đau trướng bụng, ngán dầu mỡ, tiêu chảy,… thì có thể bạn đã mắc bệnh viêm gan B. Khi bạn nghi ngờ đã nhiễm virus HBV, bạn nên đến các phòng khám chuyên về gan làm các xét nghiệm kiểm tra. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm 2 xét nghiệm tối thiểu nhất là kiểm tra về HBsAg và HBsAb.

 Xét nghiệm HBsAg cho biết người đó có đang bị nhiễm virus HBV hay không, nếu chỉ số kết quả HBsAg (+) chứng tỏ bệnh nhân đã mắc phải bệnh viêm gan B cấp tính.

 Còn xét nghiệm HBsAb cho biết cơ thể của người xét nghiệm đã được bảo vệ bởi các kháng thể chống virus hay chưa. Khi chỉ số HBsAb (+) thì thể hiện cơ thể bệnh nhân đã sinh ra kháng thể bảo hộ lại virus HBV. Một khi HBsAb xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được.

 Trường hợp cả hai xét nghiệm này âm tính thì bệnh nhân cần tiêm phòng và việc tiêm phòng lúc này sẽ có hiệu quả cao. Còn nếu trường hợp kết quả cho HBsAg (-), HBsAb (+), nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm virus HBV nhưng đã khỏi bệnh, không cần thiết phải chích ngừa.

     Bên cạnh đó, nếu xét nghiệm thêm kháng nguyên e HBeAg khi thấy kết quả (+) chứng tỏ cơ thể có mang virus trong người nhưng chưa có kháng thể bảo hộ, có tính truyền nhiễm cao, các bệnh nhân nên làm thêm các xét nghiệm kiểm tra khác để có thể đánh giá mức độ tình trạng của bệnh như xét nghiệm HBV-DNA, kiểm tra chức năng gan, sinh thiết gan,…

  Xét nghiệm HBV-DNA: Thông qua kiểm tra định lượng và định tính HBV-DNA, có thể biết được hàm lượng virus có trong cơ thể và tính truyền nhiễm mạnh hay yếu của chứng, qua đó để có thể sử dụng đúng thuốc và có hướng điều trị hợp lí. Nếu kết quả xét nghiệm HBV-DNA (+) chứng tỏ bệnh nhân đã mắc bệnh viêm gan B.

  Xét nghiệm chức năng gan: Thông qua việc xét nghiệm chức năng gan, bạn có thể biết được tế bào gan có đang chịu sự tổn thương hay không, sự bất thường của chức năng gan,…

       Thông qua việc xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh để có thể lập phương pháp điều trị viêm gan B thích hợp. Click vào đây đẻ tìm hiểu rõ ràng hơn liệu pháp điều trị viêm gan B hiệu quả.      

         Viêm gan B là một căn bệnh có tính truyền nhiễm cao, bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để có thể phòng ngừa được bệnh. Đặc biệt, bạn nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B theo định kì 6 tháng/lần để có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của virus HBV vào cơ thể. 

Bài viết: ⚕️Kết Quả Xét Nghiệm Viêm Gan B

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017