Đi đại tiện ít có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ không, thưa bác sĩ? Nói ra thì thật sự rất ngại, nhưng thường 1 tuần em chỉ đi đại tiện 1 đến 2 lần thôi, nên lo lắng. Thêm người bạn làm chung văn phòng em vừa nhập viện để phẫu thuật bệnh trĩ, nên em càng sợ mình mắc bệnh trĩ hơn. Mong bác sĩ trả lời giúp em, cảm ơn bác sĩ! ( Nguyễn Mai, 28 tuổi, Quận 12)
Nguyễn Mai thân mến! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình về chuyên mục hỏi đáp sức khỏe. Với câu hỏi này của bạn, chúng tôi xin phép được giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây, mời bạn cùng đọc giả đang quan tâm vấn đề này, theo dõi bài viết !
Tham khảo thêm:
Đi đại tiện ít có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ?
Theo các chuyên gia y tế cho biết, với 3 bữa ăn một ngày, thì số lần đi đại tiện cũng sẽ tương ứng, từ 2 đến 3 lần một ngày đến ít nhất là 3 lần 1 tuần. Đây được coi là số lần đại tiện ở một người khỏe mạnh. Nếu, số lần đại tiện của bạn không được như con số này, thì có thể, bạn đang gặp phải một số rắc rối về sức khỏe.
Vậy, ít đi đại tiện có phải là đang mắc bệnh trĩ ? Hay đại tiện ít là dấu hiệu của bệnh đường ruột? Những câu hỏi này, được các bác sĩ chuyên khoa hậu môn, trực tràng Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM cho biết, như sau :
Đi đại tiện ít khiến cặn thức ăn và chất thải tồn đọng trong cơ thể quá lâu, tạo thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gan, thận và nhất là ảnh hưởng đối với vùng hậu môn trực tràng. Hiện tượng này diễn ra lâu dài, có thể sẽ dẫn đến những rối loạn ở hệ tiêu hóa, tổn hại đại trực tràng, tăng nguy cơ về rối loạn đường tiêu hóa, bệnh trĩ, polyp đại tràng, tăng khả năng mắc ung thư đại tràng...
➛ Phân không hẳn quá cứng và thô nhưng lại rất khó di chuyển trong đường ruột nên bệnh nhân thường phải rặn nhiều khi đi đại tiện.
➛ Số lần và tần suất đi đại tiện vẫn như bình thường, không tăng lên, cũng không giảm đi, cứ 2 đến 3 lần 1 tuần, không nhiều hơn.
Đi đại tiện ít có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ? (Ảnh minh họa)
➛ Đôi khi đi đại tiện rất khó khăn, phải dùng sức để rặn, tống phân ra ngoài.
➛ Thường xuyên cảm thấy đau rát hậu môn sau mỗi lần cố gắng đi đại tiện, kèm theo cảm giác đau tức vùng bụng dưới.
➛ Người bệnh cảm thấy căng thẳng và ngại đi đại tiện.
Như vậy hiện tượng ít đi đại tiện của bạn cũng có thể là một trong những triệu chứng báo hiệu nguy cơ về bệnh trĩ và những bệnh ở đường ruột. Để không phải hoang mang, lo lắng hiện tượng đi đại tiện ít của mình có phải là dấu hiệu bệnh trĩ hay không, người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ, chẩn đoán và hướng dẫn cụ thể của các y bác sĩ tại những phòng khám trĩ.
Nguyên nhân dẫn đến đại tiện ít
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng đại tiện ít, đại tiên thưa thớt, ít hơn 3 lần một tuần, có thể xuất phát bởi những nguyên do sau :
Nguyên nhân |
Lý giải |
Do thói quen ăn uống |
Ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, những thức ăn chế biến sẵn, ít chất xơ, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón, đại tiện ít. Uống quá ít nước trong ngày, cũng khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng như quá trình tiêu hóa bị ảnh hướng, rối loạn, khiến đại tiện khó khăn. |
Do bệnh lý |
Một số căn bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm óng tiêu hóa, bệnh đại tràng, bệnh trĩ, polyp hậu môn.... có thể là những nhân tố khiến người bệnh ít đi đại tiện. |
Thói quen sinh hoạt |
Lười vận động, thường xuyên ngồi nhiều hoặc đứng nhiều một chỗ cũng khiến cho những hoạt động của hệ tiêu hóa trì trệ, khiến đi đại tiện ít hơn những người bình thường. |
Đi đại tiện ít có nguy hiểm không
Hiện tượng đại tiện ít không chỉ là dấu hiệu của bệnh đường ruột và bệnh trĩ, mà nó còn dẫn đến rất nhiều những nguy hại khác cho sức khỏe người mắc phải, cụ thể là :
➢ Đi đại tiện ít, thường xuyên bị táo bón, khiến những cặn bã, độc tố hàng ngày tích tụ lại, gây nên một số bệnh lý nguy hiểm khác như : bệnh về tim mạch, bệnh huyết áp, bệnh tiểu đường.
Đi đại tiện ít có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ và một số bệnh lý khác (Ảnh minh họa)
➢ Ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bệnh. Trường hợp này cũng giống với những đọc giả đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi đáp. Họ luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, mất tự tin, sợ mình bị bệnh trĩ hay bệnh lý nào khác, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc.
➢ Ngoài ra, đi cầu ít không sớm được điều chỉnh phù hợp, thì những nguy cơ về các bệnh ở đường ruột và vùng hậu môn, trực tràng sẽ nhanh chóng xảy ra. Nhất là, đi cầu khó, thường xuyên bị táo bón, thì nguy cơ về bệnh trĩ phát bệnh chỉ là ở thời gian sớm hay muộn mà thôi. Đặc biệt, nếu hiện tượng này kèm theo chứng sưng hậu môn, đau rát và chảy mủ ở hậu môn, thì nó còn có thể là dấu hiệu của rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn...
Chính vì thế, để biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi đại tiện ít, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân cũng như tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Nếu bạn đọc còn bất kỳ khúc mắc gì, có thể trò chuyện với các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM bằng một trong những cách sau:
► Cách 1: Để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại ngay hoặc chat trực tiếp với các bác sĩ trên các trang mạng tư vấn trực tuyến của Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM.
► Cách 2: Trực tiếp đến địa chỉ: Nguyễn Văn Cừ , Q.5, TP.HCM. Thời gian làm việc của phòng khám từ 8h - 20h, tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.