Nếu bạn đã từng nghe nối đến những bài tập hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sa trực tràng, nhưng băn khoăn không biết nên thực hiện như thế nào, thì bài viết dưới đây, chắc chắn sẽ rất hữu ích cho bạn. Hãy cùng các chuyên gia y tế khoa hậu môn, trực tràng hàng đầu tại TPHCM cùng tìm hiểu về những bài tập này nhé!
Bài tập hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sa trực tràng
Sa trực tràng là tình trạng phần trong trực tràng bị sa ra ngoài qua hậu môn, một trong những bệnh thường gặp ở vùng hậu môn, trực tràng. Dù không phải là chứng bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó lại gây cho người bệnh rất nhiều những đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống. Thậm chí, những trường hợp sa trực tràng tái đi tái lại nhiều lần, còn có thể dẫn đến nguy cơ về ung thư trực tràng, nguy hại đến cả mạng sống người bệnh.
Theo các chuyên gia y tế cho biết, để điều trị hay phòng tránh bệnh sa trực tràng, người ta thường thực hiện một số những bài tập cơ bản cho vùng hậu môn, trực tràng, cụ thể như sau:
➢ Bài tập: Cảm nhận cơ đáy chậu
→ Để thực hiện bài tập này, bạn có thể chọn tư thế là ngồi hoặc nằm xuống tùy ý.
→ Tiếp theo, bạn cần cố gắng chặn lại những cơn gió đi ra từ hậu môn, đại tràng. Quá trình này cũng tương tự với việc chặn nước tiểu từ niệu đạo.
Bài tập cảm nhận cơ đáy chậu - hỗ trợ điều trị, phòng tránh sa trực tràng (Ảnh minh họa)
→ Bạn hãy từ từ nâng và gồng cơ quanh môn, âm đạo và niệu đạo. Lúc này bạn nên dùng một chiếc gương để quan sát xem cơ quanh hậu môn có có lại hay không. Nếu đã thực hiện hoàn thành bước này, thì bắt đầu thở ra để mông, đùi và cơ thể được thư giãn.
→ Lưu ý, khi bạn đã duy trì được sự co cơ ở hậu môn, thì hãy kéo dài thêm thời gian duy trì sự co này. Cứ cố gắng thực hiện điều đặn, chắc chắn tình trạng sa hậu môn có thể được cải thiện.
➢ Bài tập: Luyện cơ đáy chậu
→ Cũng như những bài tập hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sa trực tràng khác, bạn có thể tự lựa chọn cho mình tư thế thích hợp nhất.
→ Tiếp theo, bạn hãy kích hoạt cơ đáy chậu bằng cách nâng mông và gồng cơ mỗi lần khoảng 10 giây, rồi thả lỏng về vị trí ban đầu.
→ Tốt nhất nên thực hiện bài tập này khoảng 10 lần liên tiếp và từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Bài tập luyện cơ đáy chậu - hỗ trợ điều trị, phòng tránh sa trực tràng (Ảnh minh họa)
➢ Bài tập: Luyện tập cơ đáy chậu thông qua hoạt động hàng ngày
→ Những tư thế đứng, ngồi, nằm hàng ngày, bạn vẫn có thể vận dụng để luyện tập cơ đáy chậu cho mình. Thậm chí, bạn có thể thực hiện động tác này trước và trong khi ho, hắt hơi, nâng vật nặng hay lúc nhịn đi tiểu và đại tiện...
Những lưu ý khi tiến hành bài tập điều trị và phòng tránh sa trực tràng
Để những bài tập hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sa trực tràng nhanh chóng, hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề cụ thể sau đây:
➢ Không cố lựa chọn bài tập quá sức, mà hãy áp dụng cho mình một bài tập an toàn, hiệu quả nhất.
➢ Tránh những bài tập bụng không an toàn, có thể gây áp lực lên trực tràng, đáy chậu, sẽ kheiens tình trạng bệnh thêm nặng nề hơn.
➢ Thực hiện những động tác của bài tập một cách nhẹ nhàng, chậm rãi, không nên nóng vội, thực hiện dồn dập sẽ không phải là cách điều trị sa trực tràng hiệu quả cho bạn.
➢ Trong quá trình cố gắng cải thiện tình trạng sa trực tràng hay muốn phòng tránh bệnh bằng những bài tập, bạn nên lưu ý hạng chế việc khiêng vác nặng, lao động quá sức, tránh thừa cân... cũng là những điều mà bạn cần thực hiện.
Những lưu ý khi tiến hành bài tập điều trị và phòng tránh sa trực tràng (Ảnh minh họa)
➢ Cần rèn luyện lại thói quen đi đại tiện, đồng thời không nên rặn để tống phân ra ngoài, tránh tình trạng đi cầu ra máu, đau rát hậu môn, sa trực tràng.
➢ Nên thực hiện đều đặn những bài tập đáy chậu (kegel) hàng ngày khi cơ thể mỏi mệt không chỉ giúp giảm bớt những áp lực ở vùng hậu môn, trực tràng, mà cũng sẽ rất có ích cho sức khỏe của bạn.
➢ Thực hiện thói quen ăn uống và nghĩ ngơi khoa học, hợp lý. Việc tăng cường những rau quả và uống nhiều nước hàng ngày sẽ là cách tốt nhất cho bạn phòng tránh những dấu hiệu bệnh trĩ hay dấu hiệu sa hậu môn, trực tràng.
➢ Trong quá trình thực hiện những bài tập phòng tránh và điều trị sa trực tràng, người bệnh cần kết hợp với những phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình dưới sự hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bạn đọc còn bất kỳ khúc mắc gì, có thể trò chuyện với các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM bằng một trong những cách sau:
► Cách 1: Để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại ngay hoặc chat trực tiếp với các bác sĩ trên các trang mạng tư vấn trực tuyến của Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM.
► Cách 2: Trực tiếp đến địa chỉ: Nguyễn Văn Cừ , Q.5, TP.HCM. Thời gian làm việc của phòng khám từ 8h - 20h, tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.