Sa trực tràng là một trong những bệnh phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng, bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ do triệu chứng có nhiều điểm tương tự giống nhau. Tuy nhiên sa trực tràng thường mang lại nhiều nguy cơ biến chứng khủng khiếp hơn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về dấu hiệu bệnh sa trực tràng và cách điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu sa trực tràng
Sa trực tràng là hiện tượng trực tràng thoát ra khỏi vị trí của nó và chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Có hai mức độ sa trực tràng là sa không hoàn toàn (chỉ có niêm mạc trực tràng sa ra ngoài) và sa hoàn toàn (toàn bộ thành của trực tràng chui ra khỏi ống hậu môn).
Sa trực tràng thường gặp ở những người bệnh mắc chứng táo bón kinh niên, bệnh trĩ, suy dinh dưỡng, polyp hậu môn trực tràng, sỏi bàng quang, cơ nâng hậu môn yếu…. Bởi vì những đối tượng này thường xuyên phải rặn mạnh khi đi cầu, gây áp lực lên trực tràng và khiến trực tràng bị sa ra ngoài.
Khi bị sa trực tràng, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện sau đây:
➢ Đi cầu ra máu: Dấu hiệu sa trực tràng dễ nhận thấy là đi cầu ra máu, máu đỏ tươi, máu dính vào phân hay dính vào giấy vệ sinh. Máu chảy thường xuyên nhưng với số lượng ít nên nhiều người thường chủ quan bỏ qua, không đi khám sớm.
➢ Xuất hiện khối sa ở hậu môn: Ban đầu, niêm mạc trực tràng chỉ sa ra ngoài hậu môn khi đi cầu và có thể ấn vào dễ dàng. Nhưng khi ở giai đoạn muộn trực tràng ngày càng sa xuống nhiều, không thể co lên được, nếu có dùng tay đẩy lên thì chúng lại sa xuống dễ dàng. Khu vực sa trực tràng bị chảy máu, phù nề. Trường hợp nặng, có thể xuất hiện các nghẽn lưu thông máu, thâm tím.
Ngoài ra còn kèm theo một số biểu hiện khác khác như đau bụng, mót rặn, ngứa ngáy, đau rát hậu môn…
Theo các chuyên gia, sa trực tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét trực tràng, tắc nghẹt hậu môn, tắc ruột, vỡ trực tràng, sa tử cung, sa âm đạo, thoát vị đáy chậu… Do đó, ngay khi có dấu hiệu sa trực tràng, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Lời khuyên: Dấu hiệu sa trực tràng rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ vì có nhiều điểm tượng tự giống nhau. Do đó, bạn hãy chủ động trò chuyện với bác sĩ để được bắt bệnh chính xác.
Cách điều trị sa trực tràng hiệu quả
Để được điều trị sa trực tràng hiệu quả, trước tiên người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán cụ thể. Sau khi thăm khám, căn cứ vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị sa trực tràng phù hợp.
Hiện nay, sa trực tràng có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:
➢ Dùng phương pháp nội khoa điều trị sa trực tràng:
Trường hợp sa trực tràng ở mức độ nhẹ, chưa sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc điều trị sa trực tràng có tác dụng làm cho đại tiện dễ dàng, không bị táo bón, khi đại tiện không phải rặn… Bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc nhuận tràng kết hợp chế độ ăn uống dễ tiêu.
Nếu bị sa trực tràng do viêm đại tràng, bệnh lỵ, hội chứng ruột kích thích thì người bệnh phải điều trị đồng thời các bệnh này để quá trình chữa bệnh sa trực tràng đạt hiệu quả cao.
➢ Dùng Phương pháp ngoại khoa điều trị sa trực tràng:
Đối với trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc bệnh ngày càng nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật sa trực tràng, tuy nhiên phương pháp PPH và HCPT là hai phương pháp điều trị hiện đại được giới chuyên gia đầu ngành đánh giá cao và khuyên dùng bởi tính an toàn, hiệu quả, hạn chế gây đau đớn, ít chảy máu, thời gian hồi phục nhanh, khó tái phát và thẩm mỹ...
Để điều trị sa trực tràng hiệu quả, người bệnh có thể lựa chọn đến Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM. Đây là một trong số ít phòng khám chuyên khoa hậu môn – trực tràng được Sở Y tế thành phố cấp giấy phép hoạt động và mạnh tay đầu tư cả về nhân lực lẫn vật lực, áp dụng các phương pháp PPH và HCPT, đảm bảo mang đến hiệu quả cao, nhanh chóng hồi phục.
Trên đây là dấu hiệu bệnh sa trực tràng và cách điều trị hiệu quả, nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp hãy nhấn vào khung chat bên dưới để trò chuyện trực tiếp với bác sĩ.