⚕️AST Là Gì, Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Kiểm Tra Gan

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.7 / 10 (3 bình chọn)

        Gan là cơ quan quan trọng, đảm đương hơn 500 chức năng khác nhau của cơ thể, tuy nhiên gan cũng dễ dàng bị tổn thương do nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ra. Chính vì vậy, luôn quan tâm đến sức khỏe bản thân và thường xuyên theo dõi cũng như thực hiện chức năng gan là việc làm rất quan trọng và cần thiết mà người bệnh không thể bỏ qua. Trong các chỉ số xét nghiệm kiểm tra các hoạt động chức năng gan thì AST đóng vai trò quan trọng để nhận biết những bất thường ở gan. Vậy AST là gì? chỉ số này có ý nghĩa như thế nào?

Chỉ số AST là gì?

        AST là từ viết tắt của Aspartare transaminase, là một enzyme tồn tại chủ yếu ở các các tế bào gan và thận, một lượng nhỏ hơn xuất hiện ở cơ tim và cơ bắp. Trên thực tế, ở những người khỏe mạnh, nồng độ AST trong máu thường khá thấp, tuy nhiên khi men gan này tăng cao đột biết thì nó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan.

AST tăng cao là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan (ảnh minh họa).

Khi gan bị tổn thương, các tế bào gan bị hủy hoại thì nồng độ AST sẽ giải phóng vào máu nhiều hơn mức bình thường. Đây chính là lý do mà các khi xét nghiệm AST sẽ nhận thấy chỉ số AST tăng cao đột biến. Chính nhờ tính chất này mà AST được sử dụng như một xét nghiệm quan trọng để phát hiện ra các tổn thương tại cơ quan này.

Xét nghiệm AST giúp phát hiện tổn thương gan

        Thông thường, chỉ số AST có giá trị trung bình nhỏ hơn 40 U/L và thường có một hàm lượng nhất định trong máu, đôi khi có sự thay đổi ít nhiều tùy thuộc vào điều kiện xét nghiệm tại các cơ sở khác nhau.

Khi gan bị tổn thương, hàm lượng men gan này sẽ tăng cao, mức tăng thông thường sẽ tăng cao gấp 5-8 lần so với bình thường hay thậm chí là cao hơn. Các chuyên gia cho rằng đây là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết và chuẩn đoán các bệnh lý về gan hoặc kết hợp với một số xét nghiệm khác để đưa ra chuẩn đoán chính xác nhất.

Xét nghiệm AST giúp phát hiện tổn thương gan (ảnh minh họa).

Khi chỉ số AST tăng cao quá 10 lần so với bình thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan cấp tính hay do nhiễm virus gây nên. Chỉ số men gan tăng cao sau đó có thể giảm dần và trở lại bình thường sau đó trong khoảng từ 1-4 tháng. Tuy nhiên khi chúng tăng liên tục và qua 6 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống thì có thể người bệnh đã nhiễm viêm gan mạn tính. Đó là lý do người bệnh cần theo dõi định kỳ và kiểm tra men gan 6 tháng/ lần. Không chỉ viêm gan B mà các bệnh lý khác như viêm gan A, viêm gan C, hay viêm gan do rượu… cũng là nguyên nhân khiến chỉ số AST tăng cao bất thường. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp khi gan bị tổn thương nhưng vẫn men gan vẫn không có dấu hiệu tăng hoặc chỉ tăng ít.

Ngoài ra, men gan AST tăng cao còn có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như: bệnh tắc nghẽn đường mật, xơ gan hay trong gan có khối u…

        Bên cạnh đó, việc ăn uống không khoa học hay ăn quá nhiều thức ăn nhanh cũng làm cho nồng độ AST tăng cao, nguyên nhân do thức ăn cũng phải qua gan để phân giải, chỉ số AST sẽ trở lại bình thường nếu điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý trở lại.

Xét nghiệm AST được sử dụng như thế nào?

➢ Xét nghiệm AST được chỉ định khi:

Xét nghiệm AST thường được chỉ định để đánh giá một người có các triệu chứng như sau: cơ thể mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, bụng sưng hoặc đau, nước tiểu vàng, phân bạc màu… Hay ở những người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về gan: người nghiện rượu, cá nhân trong trong gia đình có người mắc bệnh gan, người có tiền sử tiếp xúc với virus viêm gan…

➢ Xét nghiệm AST được sử dụng để:

 Phát hiện tổn thương gan: Đây là xét nghiệm dùng để đo lượng enzyme AST trong máu và để phát hiện ra những tổn thương gan. Xét nghiệm có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với xét nghiệm ALT hoặc một số xét nghiệm khác để cho kết quả chuẩn đoán chính xác hơn. Mặt khác, chỉ số AST còn được so sánh trực tiếp với ALT theo tỉ lệ AST/ ALT và được sử dụng để tìm ra các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thương gan.

 Xác định tình hình hiện tại của bệnh: Chỉ số AST được so sánh với kết quả của một số xét nghiệm khác như ALP, protein, bilirubin để cho biết hình thức của bệnh gan hiện tại.

 Theo dõi điều trị: chỉ số AST còn được sử dụng để theo dõi diễn biến cũng như phản ánh được hiệu quả điều trị tới đâu.

Kết luận: Xét nghiệm AST được xem như một phần của bảng thử nghiệm về chức năng gan. Bệnh nhân khi nghi ngờ mình mắc các bệnh lý về gan hoặc muốn biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình có thể đến các trung tâm y tế, phòng khám chuyên gan uy tín để được tư vấn và làm xét nghiệm nhằm kịp thời đưa ra phương án điều trị chính xác nhất.

Phòng khám Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM là một trong những trung tâm y tế, địa chỉ chuyên xét nghiệm và điều trị các bệnh lý về gan, có thể thực hiện xét nghiệm và đưa ra kết quả chính xác nhất cho bạn.

 Khi khám và điều trị bệnh tại Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám của các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và chữa trị.

 Không những thế, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, tân tiến giúp cho việc chuẩn đoán và điều trị đạt sự chính xác và hiệu quả cao nhất.

 Với quy trình thăm khám được thực hiện khoa học từ tất cả các khâu, đảm bảo đem đến cho người bệnh sự thuận tiện nhất, nhân viên y tế thân thiện, tận tình hướng dẫn.

 Ngoài ra, phòng khám còn làm việc ngoài giờ hành chính, giúp người bệnh chủ động hơn.

Bài viết: ⚕️AST Là Gì, Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Kiểm Tra Gan

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017