⚕️Xét Nghiệm Chức Năng Gan Và Chẩn Đoán Bệnh

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.7 / 10 (3 bình chọn)

     Gan nằm phía trên hạ sườn phải của cơ thể, bình thường sẽ có màu đỏ thẫm, mềm, có cân nặng trung bình 1,4-1,6kg. Nếu khi gan bị tổn thương thì sẽ chuyển màu sang nâu thẫm, tím thẫm, bề mặt gan lồi lõm, các chức năng gan sẽ suy giảm. Vì vậy, việc kiểm tra chức năng gan định kì là rất cần thiết để có thể chẩn đoán bệnh. 

     Xét nghiệm chức năng gan thường được thực hiện với việc kiểm tra chỉ số của: ALT, AST, GGT, Bilirubin, Albumin

Xét nghiệm men gan ALT, AST và chẩn đoán bệnh

     Kiểm tra enzyme ALT và AST để biết được tế bào gan đang chịu tổn thương: Chỉ số bình thường của ALT là 0-40 UI/L, AST là 0-37 UI/L, nếu khi xét nghiệm kết quả cho ra chỉ số tăng hơn chứng tỏ gan bạn đang chịu sự tổn thương, các tế bào gan đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Vì ALT nằm trong gan, nên khi chỉ số nồng độ ALT tăng lên thì chứng tỏ bạn đang có vấn đề về bệnh gan. Khi gan nhiễm virus (virus siêu B, siêu vi C), ALT tăng lên rõ rệt, có thể vượt mức bình thường từ 10-100 lần. Triệu chứng thường gặp khi ALT tăng như là vàng da, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau nhức vùng gan,…

 Phần lớn các bệnh gan thì mức tăng ALT cao hơn mức tăng AST, nhưng có 2 trường hợp ngoại lệ là xơ gan và nghiện rượu thì chỉ số AST tăng cao hơn chỉ số ALT, với tỉ lệ là 2:1. Xét nghiệm men gan ALT, AST có thể chẩn đoán được bệnh: gan nhiễm mỡ, viêm gan do virus, xơ gan do rượu, suy gan, viêm gan tự miễn, viêm gan do thuốc. 

Xét nghiệm chức năng gan có thể phát hiện được các bệnh về gan. (Ảnh minh họa)

 Tham khảo thêm: Xét nghiệm chức năng gan thế nào

Xét nghiệm GGT và chẩn đoán bệnh

     GGT chủ yếu tồn tại trong gan, việc xét nghiệm kiểm tra men gan GGT để có thể biết được tình trạng vấn đề về bệnh viêm gan. Khi GGT tăng chính là biểu hiện của tình trạng tổn thương hoặc tắc mật, là dấu hiệu nhận biết về tổn thương gan mật. Khi xét nghiệm cho kết quả chỉ số GGT > 60 UI/L thì có nghĩa là cơ thể bạn gặp phải vấn đề về các bệnh như sỏi mật, viêm gan do rượu, xơ gan mật, viêm đường mật, u gan, viêm gan do thuốc. Tuy nhiên, lưu ý khi làm kiểm tra GGT là không được uống rượu bia, vì men gan GGT dễ bị ảnh hưởng với các chất độc của rượu bia. Ngoài ra, bệnh nhân khi xét nghiệm chức năng gan, kiểm tra men gan GGT thì không nên hút thuốc hoặc nhịn đói sau 12h, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. 

 Tham khảo thêm: GGT là gì

Xét nghiệm Bilirubin và chẩn đoán bệnh

     Bilirubin là một loại sắc tố có màu vàng da cam, đây là chất thải do sự vỡ hồng cầu trong máu. Bilirubin bao gồm Bilirubin trực tiếp và Bilirubin gián tiếp, thường nằm trong máu, phân, vài trường hợp ở nước tiểu,... Thông qua xét nghiệm Bilirubin, bạn sẽ biết được nồng độ Bilirubin trong máu, chỉ số bình thường của Tổng Bilirubin là 5.1-19, Bilirubin trực tiếp là 0-5.1, Bilirubin gián tiếp là 5.0-12. Tùy theo nồng độ này mà có thể chẩn đoán được tình trạng về gan. Xét nghiệm Bilirubin được thực hiện dựa trên huyết thanh, sẽ tách nhanh hồng cầu, tránh để bệnh phẩm này tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Khi Bilirubin tăng lên thì mắt, nước tiểu, làn da đều chuyển sang màu vàng, và xét nghiệm Bilirubin sẽ chẩn đoán được các bệnh như:

 Chỉ số tổng Bilirubin, Bilirubin trực tiếp tăng chứng tỏ bệnh về gan như vàng da tắc nghẽn, bệnh ứ mật, viêm tiểu quản mật.

 Men gan Tổng Bilirubin, Bilirubin gián tiếp tăng có nghĩa là vàng da tan máu, mắc phải các bệnh hiểm nghèo, do sinh con bị vàng da.

Nếu Tổng Bilirubin, Bilirubin gián tiếp, Bilirubin trực tiếp tăng cao có thể mắc phải các bệnh viêm gan mãn tính, viêm gan do virus, xơ gan,…

 Tham khảo thêm: Xét nghiệm Bilirubin biết được gì

Xét nghiệm Albumin và chẩn đoán bệnh

     Xét nghiệm Albumin là do lường nồng độ chỉ số Albumin có trong máu. Đây là một loại protein tồn tại trong các thành phần hòa tan trong huyết tương. Albumin có nhiệm vụ giữ cho các chất lỏng không rò rỉ ra bên ngoài của mạch máu, giúp vận chuyển và nuôi dưỡng các mô, vitamin, thuốc,... đi khắp cơ thể. Nó là chất được sản xuất bên trong gan và là dấu ấn để nhận biết nhanh nhất về sự tổn thương gan.

     Xét nghiệm Albumin thường để phát hiện sự tổn thương nghiêm trọng của gan, nếu gan bị tổn thương thì khả năng sản xuất Albumin sẽ mất. Mức Albumin bình thường trong máu là 4 g/dl, khi xét nghiệm Albumin giảm dưới mức 3 g/dl thì có nghĩa là cơ thể bạn đang mắc phải bệnh viêm gan mãn tính và đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh xơ gan.

Khi xét nghiệm thì chức năng gan bất thường thì bạn cần thực hiện việc điều trị ngay. (Ảnh minh họa)

 Tham khảo thêm: Cách xem bảng xét nghiệm chức năng gan

Bài viết: ⚕️Xét Nghiệm Chức Năng Gan Và Chẩn Đoán Bệnh

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017