Gan là một bộ phận nội tạng có nhiều chức năng quan trọng như chức năng chuyển hóa, chức năng giải độc, miễn dịch, bài tiết dịch mật, lộc máu và tái tạo máu,… Vì gan giữ nhiều vai trò quan trọng nên một khi gan bị thương cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng khác, và sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Các loại bệnh viêm gan thường gặp như: viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, viêm gan do thuốc, viêm gan do các chất độc hại, gan tự miễn, xơ gan, ung thư gan. Viêm gan là một loại bệnh lí cực kì nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Trị liệu viêm gan như thế nào
Thông thường, để điều trị viêm gan, đầu tiên cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có thể chẩn đoán được bệnh và có hướng điều trị thích hợp.
Khi cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm gan như rối loạn đường tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau tức vùng gan, suy nhược, mất tập trung, dấu sao mạch, hoàng đản,… thì chứng tỏ bạn đang mắc các bệnh về gan. Lúc này bạn nên đi thăm khám làm các xét nghiệm kiểm tra ngay để có thể chẩn đoán chính xác bệnh.
Có các phương pháp trị liệu viêm gan phổ biến như:
➢ Điều trị viêm gan truyền nhiễm: Các loại bệnh viêm gan truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C,….trước tiên trong việc điều trị là diệt virus trong người, sau đó theo dõi tiến trình của bệnh. Việc điều trị viêm gan bằng thuốc cần làm theo sử hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng liều bừa bãi.
➢ Điều trị viêm gan không truyền nhiễm: Để điều trị bệnh viêm gan không truyền nhiễm như viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, gan nhiễm mỡ, xơ gan,… thì cần phải xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học theo sự chỉ định của bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh. Nếu viêm gan ở mức độ nặng có thể áp dụng các phương pháp trị liệu như cấy ghép gan, trị liệu bằng phương pháp tế bào gốc,…. Tùy theo tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp trị liệu khác nhau.
Khi viêm gan trở nên nguy kịch có thể thực hiện bằng biện pháp cấy ghép gan. (Ảnh minh họa)
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan
Người bệnh viêm gan nếu ăn uống bừa bãi, thiếu khoa học sẽ tăng sự trầm trọng của bệnh, khả năng trị lành bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, để kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh gan thì bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống thích hợp dành riêng cho người bệnh:
Khẩu phần ăn dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh viêm gan. (Ảnh minh họa)
Không nên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các thức ăn nhanh, chứa nhiều chất phụ gia
Ăn nhiều các loại chứa protein được nấu nhuyễn, giàu các chất xơ như cà rốt, chuối, cam, các loại đậu, rau xanh,….
Nên uống nhiều nước, các loại nước trái cây như nước cam, sinh tố, nước chanh,…
Bổ sung các loại rau củ và trái cây: Các chất chứa nhiều vitamin, khoáng chất, ăn các loại rau củ có màu xanh đậm, màu cam.
Mỗi ngày có thể dùng 500ml sữa để cung cấp vitamin D cho cơ thể.
Dùng dầu thực vật, dầu mè, dầu đậu nành.
Tránh dùng bia rượu,…
Tại Việt Nam, có đến 18 triệu dân mắc bệnh viêm gan, chiếm khoảng 20% dân số. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng cao do bệnh gan. Bệnh viêm gan có cơ hội trị khỏi cao và nhanh chóng nếu được trị liệu sớm và kịp thời. Vì vậy, việc theo dõi các triệu chứng của bệnh và làm các xét nghiệm kiểm tra là rất cần thiết để phối hợp điều trị bệnh.