⚕️Sơ Lược Về Gan Và Chức Năng Của Gan

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.8 / 10 (5 bình chọn)

     Ngoại trừ da thì gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và vận hành hoạt động sống của mỗi người. Tùy vào thể trạng mỗi người, trọng lượng của gan thay đổi từ 1,1 – 1,8kg.

Thông tin sơ lược về gan

     Vị trí của gan ở dưới lồng ngực phải, ngăn cách với phổi bởi cơ hoành. Trước đây, Y học chia gan thành 2 thùy chính bao gồm thùy trái và thùy phải dựa vào dây chằng nối gan với cơ hoàn và thành bụng. Sau này, để chính xác hơn, người ta chia gan thành 8 khu vực dựa vào sự phân phối của hệ thống mạch máu.

Hình thái của gan (Ảnh minh họa)

     Các nhu mô gan được bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ mang nhiều dây thần kinh gọi là Gibson’s Capsule. Các nhu mô bên trong gan không có dây thần kinh cảm giác nên nếu bị tổn thương sẽ không gây cảm giác đau. Chỉ khi tình trạng tổn thương bên trong gan khiến gan bị sưng phồng, làm căng lớp vỏ Gibson, kích thích dây thần kinh cảm giác trên vỏ gan sẽ gây cảm giác đau.

     Là cơ gan duy nhất trong cơ thể nhận máu từ 2 nguồn, bao gồm 30% từ động mạch gan và 70% từ tĩnh mạch cửa gan. Nhiên liệu và dưỡng khí trong máu từ động mạch sẽ nuôi sống gan. Còn các chất dinh dưỡng, hóa chất và độc tố từ tĩnh mạch cửa sẽ được gan chuyển hóa và đào thải.

     Tất cả các chất được đưa vào cơ thể đều phải theo máu đến gan để được xử lý. Vì vậy, gan còn được gọi là “nhà máy lọc máu” của toàn cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân của việc ung thư di căn ở bất kì cơ quan nào đều có thể lan sang gan một cách dễ dàng.

Những chức năng quan trọng của gan

     Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của gan đó là cung cấp liên tục nguồn năng lượng được giải phóng từ hoạt động chuyển hóa chất tại gan. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột non sẽ được gan phân giải thành các dạng đơn giản rồi tổng hợp thành các dạng đặc thù của cơ thể người. Cụ thể:

Sơ Lược Về Gan Và Chức Năng Của Gan

Gan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng (Ảnh minh họa)

1. Chuyển hóa đường:

     Đường là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho hoạt động của não, hồng cầu, các cơ và thận. Khi cơ thể không được dung nạp đầy đủ nhiên liệu từ thức ăn thì gan sẽ phân giải Glycogen dự trữ trong cơ thể thành năng lượng cung cấp cho hoạt động của các cơ quan cần đến chúng. Khi chức năng gan bị suy giảm, việc chuyển hóa đường bị rối loạn và thậm chí ngưng trệ gây tăng giảm bất thường chỉ số đường trong máu.

     Đường tồn tại trong thức ăn với nhiều dạng bao gồm: đường đơn, đường đôi và tinh bột. Với các loại đường đơn giản như đường đơn và đường đôi thì gan sẽ hoạt động dễ dàng hơn để phân giải chúng. Còn đối với tinh bột thì khoảng thời gian phân giải có thể diễn ra lâu hơn.

2. Chuyển hóa mỡ và acid béo:

     Acid béo là nguồn nguyên liệu cho các dạng dự trữ quan trọng trong cơ thể con người, là thành phần của các loại mỡ, trong đó có Triglyceride. Gan giữ vai trò quan trọng để tiếp nhận và chuyến hóa mỡ, cholesterole trong thực phẩm sang dạng đạm mỡ (lipoproteins).

     Lipoproteins là nguyên liệu quan trọng khi thiếu hụt dinh dưỡng và cũng là thành phần cơ bản của các enzyme xúc tác, các hormone (nội tiết tố) của cơ thể.

3. Phân giải và tổng hợp Proteins:

     Gan thực hiện phân giải các protein từ thức ăn thành các axit amin rồi tổng hợp chúng lại thành các protein đặc trưng của cơ thể, trong đó có Albumine. Lượng Albumine gan tổng hợp được khoảng 12g/ngày. Đây là một loại protein hết sức quan trọng, hỗ trợ vận chuyển các hợp chất hóa học. Nếu chức năng gan bị suy giảm trầm trọng, albumine sẽ giảm thấp, dẫn đến tình trạng phù thủng.

     Gan còn sản xuất các protein là những yếu tố hỗ trợ đông máu. Nếu chức năng gan suy giảm, người bệnh sẽ dễ bị chảy máu, các vết thương sẽ khó lành và dễ bị nhiễm trùng.

4. Lọc máu và loại bỏ độc tố:

     Cùng với thận, gan thực hiện lọc máu và loại bỏ những độc tố độc hại cho cơ thể. Những độc tố tan được trong nước sẽ được loại thải qua đường tiết niệu. Còn những độc tố tan trong mỡ sẽ được gan phân giải thành các dạng ít nguy hiểm hoặc tan được trong nước. Nếu chức năng gan bị suy giảm, các độc tố sẽ không được xử lý mà tích tụ lại khiến cơ thể nhiễm độc.

5. Sản xuất dịch mật:

     Với thành phần chính là Bilirubin gián tiếp được tạo ra từ sự phân hủy hồng cầu, gan chuyển hóa chúng thành dạng trực tiếp, tham gia vào thành phần dịch mật, theo các ống dẫn mật dự trữ trong túi mật. Mật trong túi mật sẽ nhỏ vào ruột non để hỗ trợ xử lý và hấp thụ thức ăn tại ruột. Nếu gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất mật, khiến quá trình tiêu hóa tại ruột bị ảnh hưởng gây rối loạn tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng và các Vitamine như A, D, E, K.

     Vậy, gan là cơ quan hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động sống của cơ thể. Với việc hoạt động liên tục, thường xuyên tiếp xúc với các độc tố và các tác nhân gây hại khác, gan cũng có thể bị ảnh hưởng, bị tổn thương. Có 1 điều may mắn rằng, với khả năng tự tái tạo của tế bào gan, ở những trường hợp viêm gan mãn tính, gan vẫn sẽ hoạt động tương đối ổn định trong thời gian nhất định cho đến khi hoàn toàn mất hết chức năng vào giai đoạn cuối của biến chứng xơ gan.

Nếu bạn đọc còn bất kì thắc mắc nào về Chức năng của gan, hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa gan của Phòng khám Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM để được tư vấn miễn phí bằng các cách sau:

Phòng khám Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM

Bài viết: ⚕️Sơ Lược Về Gan Và Chức Năng Của Gan

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017