⚕️Hiểu Chỉ Số SGOT Là Như Thế Nào

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.8 / 10 (4 bình chọn)

       Chỉ số SGOT (AST) cùng với các chỉ số SGPT (ALT), GGT là những chỉ số thường gặp trong xét nghiệm kiểm tra men gan. Khi chúng tăng cao rất có thể là biểu hiện cho cơ thể bạn đang gặp vấn đề, vậy hiểu như thế nào về chỉ số SGOT, hãy cùng các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

Hiểu Về Chỉ Số SGOT 

SGOT (AST) là gì?

       SGOT (hay còn gọi là AST) là một loại enzyme được tìm thấy nhiều ở các tế bào của gan và thận, một lượng nhỏ hơn của nó cũng được tìm thấy trong cơ tim và cơ bắp.

       Chỉ số SGOT ở mức bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. Bên cạnh SGOT, còn có SGPT, đây là hai men gan đặc trưng cho gan. Một khi có nhiều tế bào gan bị tổn thương, hoại tử, chúng sẽ được phóng thích vào trong máu. Các chỉ số này thường tăng trước khi xảy ra các triệu chứng và tăng rõ nhất khi có tổn thương xảy ra ở gan, chính vì vậy mà xét nghiệm SGOT hay SGPT có thể được chỉ định một mình hoặc cùng với các xét nghiệm khác cho các mục đích chẩn đoán. 

Chỉ số SGOT tăng cao là bệnh gi?

       Men gan SGOT do gan tạo ra thường có một hàm lượng cố định trong máu, chỉ số bình thường sẽ nhỏ hơn 40 U/L. Khi gan bị tổn thương, hàm lượng men gan này sẽ tăng cao. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng nếu chỉ số tăng cao từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng. Một số trường hợp viêm gan cấp tính, viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến, thậm chí có khi lên tới 5.000UI/L

       Đây là dấu hiệu được dùng trong chẩn đoán bệnh nhưng bên cạnh đó còn phải làm thêm một số xét nghiệm khác để phối hợp phân tích chẩn đoán.

Làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số Sgot (ảnh minh họa).

       Trong trường hợp người bệnh bị viêm gan cấp các men này sẽ tăng cao sau đó giảm dần và trở lại bình thường trong khoảng 1-4 tháng. Tuy nhiên nếu các men này tiếp tục tăng cao và kéo dài hơn 6 tháng thì có thể là biểu hiện của một viêm gan mạn tính. Vì vậy bạn cần theo dõi định kỳ, kiểm tra men gan này 6 tháng một lần.

       Chỉ số SGOT nói riêng và men gan nói chung tăng cao còn do nhiều nguyên nhân khác như do viêm gan C, viêm gan A, viêm gan hay xơ gan do rượu và một số bệnh lý về gan khác gây nên, vì vậy mà để chắc chắn hơn, người bệnh nên tiến hành thăm khám và thực hiện thêm một số xét nghiệm để kịp thời phát hiện bệnh.

Khi nào được chỉ định làm xét nghiệm?

       Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm SGOT trong trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng của rối loạn chức năng gan như:

➢ Người có sức khỏe yếu, mệt mỏi, chán ăn

➢ Buồn nôn, nôn

➢ Bụng sưng hoặc đau

➢ Vàng da, vước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt

➢ Nổi mẩn ngứa

       Ngoài ra, xét nghiệm SGOT còn được phối hợp với một số xét nghiệm khác để tiến hành kiểm tra chức năng gan ở một số đối tượng như:

➢ Người từng có tiển sử mắc bệnh gan.

➢ Người có người thân trong gia đình mắc bệnh gan.

➢ Người có tiếp xúc với virus viêm gan.

➢ Người bị béo phì, có bệnh tiểu đường. 

Hiểu Chỉ Số SGOT Là Như Thế Nào

Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM - địa chỉ uy tín trong khám và điều trị các bệnh lý gan mật (Ảnh Nguồn: ĐK Hồng Phong)

Bài viết: ⚕️Hiểu Chỉ Số SGOT Là Như Thế Nào

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017