Các bệnh nhân béo phì, thừa cân, uống nhiều bia rượu, viêm gan do virus rất dẫn mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là căn bệnh do lượng mỡ tích tụ nhiều trong gan lớn hơn bình thường (từ 5% lượng mỡ trở lên), dẫn đến chức năng gan suy giảm, tình trạng để kéo dài không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác gây hại đến tính mạng. Trong đó, chế độ ăn uống dinh dưỡng là rất quan trọng trong việc điều trị gan nhiễm mỡ. Nếu bạn không tuân thủ đúng sẽ càng gây áp lực nặng lên gan, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng, khó điều trị. Vậy gan nhiễm mỡ nên ăn gì và không nên ăn gì?
GAN NHIỄM MỠ NÊN ĂN GÌ?
Chế độ dinh dưỡng khoa học là biện pháp hỗ trợ tốt cho quá trình trị liệu bệnh gan nhiễm mỡ. Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể, nắm giữ hơn 500 chức năng quan trọng, đặc biệt là chuyển hóa, tổng hợp, giải độc. Vì thế, khi mắc gan nhiễm mỡ, bệnh nhân cần nghĩ cách làm số lượng mỡ chuyển qua gan, ngăn sự tích tụ mỡ thêm dày đặc ở gan. Vậy gan nhiễm mỡ nên ăn gì? Dưới đây là các thực phẩm khuyên bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên dùng:
1. Ăn nhiều các loại rau củ: đây là các thực phẩm tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ, vì các thực phẩm này có tác dụng làm hạ cholesterol trong tế bào gan và tại máu.
➢ Bắp (ngô): Có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo hoặc cholessterol, do bắp chứa nhiều acid béo không no.
➢ Nấm hương: Đây là thực phẩm chứa nhiều chất giúp làm giảm lượng cholesterol trong tế bào gan và máu.
➢ Lá sen: Thường dùng để uống, nấu cháo, có công dụng giảm béo, giảm mỡ máu, ngăn sự tích tụ mỡ trong tế bào gan.
➢ Rau cần: Giúp thúc đẩy bài tiết chất thải, vì rau cần chứa nhiều vitamin, có tác dụng làm mát gan, giảm cholesterol, làm sạch huyết dịch.
➢ Các loại rau tươi, màu xanh đậm: Súp lơ, cải xanh, rau muống, hoặc như khổ qua, cà chua, dưa gang giúp làm mát gan, thanh nhiệt, rất tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.
2. Ăn dầu thực vật: Bệnh nhân gan nhiễm mỡ thay ăn mỡ động vật bằng dầu thực vật, dầu đậu nành, ô liu, dầu vừng,… giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.
3. Ăn hoa quả: Các loại trái cây như bưởi, cam, chanh, táo rấy tốt cho việc kết hợp điều trị gan nhiễm mỡ.
4. Ăn cá tươi, tằm, nhộng: Đây là các thực phẩm giúp hạn chế lượng cholesterol và có khả năng hồi phục chức năng gan.
Chế độ ăn uống khoa học là một trong những cách góp phần điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả (Ảnh minh họa)
Ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều trị gan nhiễm mỡ, khi nắm được gan nhiễm mỡ nên ăn gì thì bệnh nhân cũng như người chăm sóc có thể chủ động hơn, giúp người bệnh mau chóng khỏi bệnh hơn.
GAN NHIỄM MỠ KIÊNG ĂN GÌ?
Bên cạnh việc cần bổ sung các thực phẩm tốt cho gan thì bệnh nhân gan nhiễm mỡ cũng cần phải kiêng cử các thực phẩm khác. Để không làm tăng thêm áp lực cho gan cũng như gây tổn thương cho gan, thì việc nắm vững các thực phẩm mà bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên tránh là rất thiết yếu. Dưới đây là các thực phẩm mà bệnh nhân gan nhiễm mỡ không nên ăn:
1. Không ăn mỡ động vật: các loại mỡ động vật và nội tạng động vật thì bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên tránh xa.
2. Không ăn các thực phẩm giàu lượng cholesterol: Các thực phẩm giàu lượng cholesterol thì bệnh nhân nên kiêng ngay, các thức ăn giàu cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, da động vật. Việc này sẽ giúp bệnh nhân giảm rất nhiều lượng mỡ thừa, ổn định xơ vữa động mạch, tiểu đường, khống chế việc béo phí, tăng cân.
3. Kiêng ăn các thực phẩm cay, nóng: Các thực phẩm giàu chất phụ gia, có tính cay nóng khiến gan bị tổn thương nặng hơn như tiêu ớt, tỏi, riềng, gừng,… đây là những thực phẩm mà người bệnh gan nhiễm mỡ kiêng ăn.
4. Giảm lượng thịt trong khẩu phần ăn: Bệnh nhân gan nhiễm mỡ kiêng ăn nhiều thịt, nhất là thịt đỏ, tránh ăn thịt đỏ để không gây áp lực chuyển hóa chất cho gan, giúp hồi phục chức năng gan.
5. Kiêng ăn các loại trái cây có quá nhiều năng lượng: Các trái cây nhiều năng lượng, khó tiêu như mít, sầu riêng không tốt cho người gan nhiễm mỡ đi kèm với viêm gan.
6. Không sử dụng rượu bia: Đây là thức uống mà bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên cai hẳn, nếu gan nhiễm mỡ mà còn sử dụng rượu bia sẽ chuyển sang viêm gan nặng, từ đó xuất hiện các biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân cần tuân thủ theo sự điều trị của bác sĩ (Ảnh minh họa)