Đa số bệnh nhân khi bị gan cổ trướng đều rất khó khăn trong sinh hoạt, việc điều trị cũng không hề dễ dàng và cực kì tốn kém tiền bạc. Chính vì điều này nên rất nhiều người sợ tiếp xúc với người bệnh sẽ khiến họ bị lây nhiễm. Liệu gan cổ trướng có khả năng truyền nhiễm bệnh không, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau
Gan cổ trường là gì?
Gan cổ trướng là biến chứng của bệnh xơ gan giai đoạn cuối, hình thành do sự gia tăng áp lực tĩnh mạch cửa do việc cản trở tuần hoàn máu qua gan. Bên cạnh đó việc giảm nồng độ protein trong máu do chức năng gan suy giảm cũng khiến việc tràn dịch từ tĩnh mạch cửa vào ổ bụng, tích tụ và gây nên hiện tượng cổ trướng.
Triệu chứng cổ trướng ở bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối (Ảnh minh họa)
Để trả lời cho câu hỏi “Gan cổ trướng lây qua con đường nào”, cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xơ gan gây biến chứng cổ trướng. Theo các chuyên gia, bệnh hình thành do các nguyên nhân sau:
1. Xơ gan do nguyên nhân truyền nhiễm: viêm gan B, viêm gan C.
2. Xơ gan do nguyên nhân không truyền nhiễm: viêm gan do bia rượu, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc hóa chất, suy tim, rối loạn chuyển hóa chất, suy dinh dưỡng…
>>> Viêm gan c có lây không, bệnh viêm gan b có gây truyền nhiễm hay không và nếu có thì bệnh viêm gan b lây qua đường nào...đây chắc chắn là những thắc mắc lớn của bạn đọc. Cùng theo dõi tiếp bài viết để biết rõ hơn.
Xơ gan cổ trướng có lây nhiễm hay không?
Xơ gan có lây nhiễm hay không? (Ảnh minh họa)
Người bị bệnh xơ gan cổ trướng không thể trực tiếp lây nhiễm tình trạng cổ trướng cho người khác được mà chỉ lây nhiễm nguyên nhân truyền nhiễm (viêm gan B, C) gây biến chứng xơ gan mà thôi. Khi người bệnh viêm gan B, C không điều trị hiệu quả, bệnh sẽ tiến triển thành xơ gan. Virus HBV và HCV tồn tại trong cơ thể người nhiễm suốt đời (vì chưa có thuốc tiêu diệt hoàn toàn) nên ngay cả khi bệnh đã chuyển sang xơ gan thì người đó vẫn có thể lây nhiễm Viêm gan B, C cho người khác. Người bị lây nhiễm viêm gan B, C từ người bị xơ gan do viêm gan B, C nếu cũng không chịu điều trị thì lâu dài sẽ cũng tiến triển thành xơ gan, sau đó là biến chứng cổ trướng.
Vì vậy, người bệnh xơ gan cổ trướng có thể lây nhiễm nguyên nhân gây xơ gan cho người khác nếu nguyên nhân đó là Viêm gan B và viêm gan C.
Các con đường lây nhiễm nguyên nhân gây xơ gan dẫn đến biến chứng cổ trướng
Các con đường lây nhiễm Virus Viêm gan (Ảnh minh họa)
Chính là các con đường lây nhiễm viêm gan B và viêm gan C. Viêm gan B và viêm gan C lây nhiễm qua các con đường tương đồng, bao gồm:
1. Đường máu: là con đường lây nhiễm dễ dàng nhất. Virus HBV và HCV tồn tại trong máu của người nhiễm. Đối với Viêm gan C thì đây là con đường lây nhiễm chủ yếu.
2. Đường tình dục: Virus HBV và HCV cũng tồn tại trong dịch sinh dục của người nhiễm. Tỉ lệ lây nhiễm HCV qua con đường này thấp hơn HBV.
3. Mẹ lây sang con khi mang thai: virus HBV và HCV có thể lây truyền từ mẹ bị nhiễm sang con trong thời gian mang thai. Ở Viêm gan C thì tỷ lệ lây nhiễm qua con đường này tuy có nhưng rất thấp.
Phòng ngừa gan cổ trướng thế nào
Đề phòng xơ gan cổ trướng lâu dài là phòng ngừa những nguyên nhân truyền nhiễm Viêm gan B, C.
Đối với những bệnh nhân mắc những bệnh về gan có thể gây biến chứng xơ gan, cần phải tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị để kiểm soát tình trạng bệnh, nâng cao sức đề kháng và phục hồi chức năng gan.
Tóm lại, xơ gan cổ trướng lây nhiễm được nếu nguyên nhân gây biến chứng xơ gan là Viêm gan B, C thông qua các con đường lây nhiễm đặc trưng của virus HBV, HCV gây nên viêm gan B và Viêm gan C.