⚕️ Cuống Lưỡi Nổi Nhiều Hạt Có Phải Là Bị Sùi Mào Gà?

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.3 / 10 (4 bình chọn)

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh thuộc nhóm bệnh xã hội có mức độ nguy hiểm và khả năng lây nhiễm cao. Đồng thời, bệnh còn có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau như: bộ phận sinh dục, vùng hậu môn, miệng, lưỡi, mắt…  Tuy nhiên, đối với các trường hợp người bệnh bị sùi mào gà ở miệng, thông thường những triệu chứng của bệnh lại khá tương đồng với nhóm bệnh lý viêm gai lưỡi , nên dễ khiến người bệnh bị nhầm lẫn và dễ bị chủ quan với những triệu chứng của bệnh. Vậy trong trường hợp cuống lưỡi nổi nhiều hạt có phải là bị sùi mào gà hay không? Để có được câu trả lời chính xác nhất, mời bạn đọc cùng tiếp tục theo dõi qua bài viết được tổng hợp chi tiết bên dưới.

Sùi mào gà là gì và có gì khác so với bệnh viêm gai cuống lưỡi?

cuống lưỡi nổi nhiều hạt

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt

Sùi mào gà là một dạng bệnh lý mà người bệnh dễ bị mắc phải nếu có hoạt động quan hệ tình dục thiếu lành mạnh, chẳng hạn như quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ không sử dụng các biện pháp bảo vệ… Từ đó dẫn đến nhóm virus HPV có cơ hội tấn công, lây lan và phát triển tại các khu vực bị nhiễm bệnh. Đồng thời, bệnh lại còn có khả năng lây truyền rất nhanh, để lại nhiều ảnh hưởng cả về sức khỏe lẫn tính mạng của người bệnh. Thông thường, triệu chứng phổ biến của căn bệnh này chính là sự xuất hiện của các nốt sần có màu hồng hơi nhạt. Nhưng theo thời gian, những nốt sần sẽ có xu hướng lớn dần và bóng hơn do chứa dịch mủ bên trong.

Trong khi đó, nhóm bệnh gai cuống lưỡi lại là một dạng bệnh lý mặc dù đến nay vẫn chưa được xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhưng thường liên quan đến tình trạng căn thẳng, hormone, hoặc một số loại thực phẩm liên quan. Khác với sùi mào gà gây đe dọa và nguy hại trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, thì bệnh viêm gai cuống lưỡi thường sẽ không để lại quá nhiều nghiêm trọng đến sức khỏe và gần như có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày mà không cần điều trị nếu bệnh ở mức độ nhẹ.

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt có phải là bị sùi mào gà?

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt có phải là bị sùi mào gà?

Cuống lưỡi nổi nhiều hạt có phải là bị sùi mào gà?

Tình trạng dưới cuống lưỡi có hạt có phải là bị sùi mào gà hay không? Câu trả lời là có thể có và đây cũng chính là những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Thông thường, đối với những trường hợp người bệnh bị sùi mào gà ở lưỡi, sẽ có những triệu chứng đầu tiên của bệnh chính là xuất hiện những nốt sần nhỏ, li ti và thưa thớt nhiều tại vị trí trên khu vực lưỡi, trong má, hoặc khoang miệng. Tuy nhiên, những triệu chứng này khá giống với nhiệt miệng, nên dễ bị người bệnh nhầm lẫn bỏ qua và dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.

Theo các Bác sĩ chuyên khoa về bệnh lây nhiễm còn cho biết thêm, nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện các nốt sần ở lưỡi là do bệnh nhân có hoạt động quan hệ tình dục bằng miệng trước đó với đối phương bị mắc bệnh, nên dẫn đến tình trạng lây nhiễm. Bên cạnh triệu chứng cuống lưỡi mọc mụn , người bệnh còn sẽ có thêm những biểu hiện khác của sùi mào gà cuống lưỡi như:

   Xuất hiện những mảng đỏ, trắng trong khoang miệng

Thông thường, trong khoảng thời gian đầu mắc bệnh, tại khu vực như khoang miệng, lưỡi, amidan, người bệnh nếu chú ý sẽ nhận thấy xuất hiện từng mảng màu đỏ, hoặc màu trắng khá bất thường. Tuy nhiên, sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng đau rát, hay khó chịu nào khác.

   Cổ họng sưng tấy

Khi bị sùi mào gà ở lưỡi, người bệnh sẽ có thêm những triệu chứng đi kèm khác như: cổ họng sưng tấy, có cảm giác nóng, rát, đau… đặc biệt mỗi khi nuốt nước bọt, hoặc khi ăn uống. Tuy nhiên, người bệnh lại dễ bị nhầm lẫn những triệu chứng này thành nhóm bệnh viêm vòm họng, nên thường mua thuốc uống điều trị viêm họng tại nhà nhưng không có sự thuyên giảm.

   Xuất hiện các nốt nhú gai

Sau một khoảng thời gian mắc bệnh , các nốt nhú gau đơn lẻ như hạt gạo bắt đầu xuất hiện tại vùng lưỡi, lợi. Đồng thời, các nốt nhú gai này sẽ nhanh chóng lan rộng thành từng chùm giống như hoa súp lơ, hoặc mào con gà. Tuy nhiên, các nốt sùi này rất dễ bị mủn, khi vỡ ra sẽ dẫn đến tình trạng lở loét…

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi

viêm gai lưỡi

Viêm gai lưỡi

   Hoạt động tình dục không an toàn: Trong tất cả nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng sùi mào gà ở lưỡi, thì hoạt động quan hệ tình dục không an toàn chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lây nhiễm HPV. Do đó, người có hoạt động quan hệ tình dục không an toàn như: không sử dụng bao cao su, sử dụng chung đồ chơi tình dục không đảm bảo an toàn, đối tượng có nhiều bạn tình… là những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi.

​   Bắt đầu quan hệ tình dục từ sớm: Những đối tượng có hoạt động quan hệ tình dục từ lúc trẻ, thì nhóm này sẽ có nguy cơ lây nhiễm virus HPV cao hơn so với bình thường.

​   Các đối tượng là trẻ em: Đây đều là những đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện, nên đây cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus HPV và gây ra bệnh sùi mào gà ở vùng lưỡi.

​   Hệ miễn dịch yếu: Đối với những đối tượng có hệ miễn dịch bị suy giảm, chẳng hạn như người bị nhiễm HIV/AIDS, hay những đối tượng đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, đang điều trị bệnh ung thư… thường sẽ có nguy cơ cao hơn trong việc lây nhiễm bệnh và phát triển sùi mào gà ở lưỡi.

​   Sử dụng các chất kích thích: Những đối tượng sử dụng thuốc lá, lạm dụng rượu bia là các trường hợp có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó bao gồm nhóm bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Vì vốn dĩ, trong khói thuốc và các chất cồn có thể khiến cho cơ thể bị mất cân bằng, từ đó làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV có cơ hội xâm nhập và gây hại.

​   Các đối tượng có tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục: Trường hợp một người từng mắc bất kỳ bệnh lý nào lây truyền qua đường tình dục, thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi cao hơn so với bình thường.

​   Các đối tượng mắc bệnh xã hội: Các nhóm bệnh xã hội như lậu, giang mai… cũng có khả năng gây ra nhiều biến chứng viêm nhiễm và từ đó thúc đẩy quá trình lây lan, phát triển của virus HPV. Chính những điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ cho người bệnh mắc phải bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi.

Xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào

viêm gai cuống lưỡi

Viêm gai cuống lưỡi

Việc thực hiện xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào ? Thông thường, quá trình chẩn đoán sùi mào gà ở lưỡi sẽ được thực hiện dựa trên những yếu tố như sau:

   Biểu hiện lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng các triệu chứng của bệnh, từ đó đánh giá chính xác tình trạng mà người bệnh đang gặp phải. Thông thường, sùi mào gà sẽ có hình dạng như những súp lơ/ mào gà, đôi khi dài và nhỏ không đều, có thể có kèm dịch  tiết ra, khiến cho người bệnh có cảm giác vô cùng khó chịu, đau nhức.

   Lịch sử bệnh: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lịch sử hoạt động tình dục của người bệnh, nhằm xác định chính xác người bệnh có tiếp xúc với những người bị nhiễm HPV hay không, từ đó có thể đánh giá chính xác khả năng nhiễm virus như thế nào.

   Xét nghiệm: Nếu cần thiết, Bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện các bước xét nghiệm tổng quát để xác định chắc chắn về chủng virus HPV gây bệnh, từ đó có thể loại trừ được các nhóm bệnh khác có cùng triệu chứng như: hắc lào, u xơ, u hạt…

   Sử dụng tinh thể axit axetic: Bác sĩ có thể áp dụng tinh thể axit axetic để làm sáng các khu vực nghi nhiễm sùi mào gà. Khi các tinh thể này tiếp xúc với những khối nhô lên của sùi mào gà, chúng sẽ có xu hướng trắng sáng, từ đó giúp phát hiện bệnh nhanh chóng.

   Lấy mô bệnh phẩm: Nếu những phương pháp trên không đảm bảo chính xác, hoặc chưa thể đáp ứng được các nhu cầu phát hiện bệnh, Bác sĩ sẽ có thể lấy thêm mẫu mô trực tiếp từ vùng bị nhiễm sùi mào gà. Chẳng hạn như nốt mụn, u nhú… để phân tích trong phòng thí nghiệm. Thông qua quá trình xem xét bằng kính hiển vi, Bác sĩ sẽ đánh giá chính xác sự hiện diện của virus gây ra sùi mào gà và đánh giá giai đoạn bệnh.

   Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp xét nghiệm thường được áp dụng trong những trường hợp người bệnh đang nghi ngờ mình bị sùi mào gà nhưng vẫn chưa có biểu hiện rõ ràng. Khi đó, mẫu máu của họ sẽ được sử dụng để xét nghiệm và tìm ra chính xác sự hiện diện của virus HPV.

   Xét nghiệm mẫu dịch: Virus gây bệnh sùi mào gà thường sẽ có xu hướng ẩn nấp trong dịch tiết của người bệnh, chẳng hạn như dịch âm đạo ở nữ giới và dịch niệu đạo ở nam giới. Chính vì vậy, việc xét nghiệm mẫu dịch sẽ giúp xác định chính xác tình trạng lây nhiễm và diễn biến của bệnh một cách hiệu quả.

   HPV Cobas - Test: Đây là phương pháp sử dụng các mẫu tế bào chết từ cổ tử cung phụ nữ để thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc tế bào ung thư cổ tử cung, cũng như xác định được sự hiện diện của virus HPV. Theo các đánh giá, công nghệ xét nghiệm HPV Cobas - Test có độ nhạy phát hiện bệnh và virus với độ hiệu quả cao đạt được lên đến 90 - 95%.

   Xét nghiệm PCR xác định hai loại HPV: Đây là phương pháp giúp Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác liệu người bệnh bị nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà hay không và nếu có, Bác sĩ sẽ tiếp tục xác định loại virus HPV gây bệnh. Thông thường, thủ thuật xét nghiệm này sẽ được thực hiện với mẫu bệnh được cho là nghi ngờ mắc bệnh.

Cách xử trí khi bị sùi mào gà ở cuống lưỡi

dưới cuống lưỡi có hạt

Dưới cuống lưỡi có hạt

Nếu người bệnh nhận thấy bất kỳ dấu hiệu, hay triệu chứng nào liên quan đến bệnh, hoặc từng có hoạt động quan hệ tình dục bằng đường miệng với những đối tượng bị sùi mào gà, thì hãy nhanh chóng tìm đến những cơ sở Y tế chuyên khoa về các bệnh xã hội, hoặc chuyên khoa về da liễu để được kiểm tra, xác định chính xác tình trạng hiện tại. Đồng thời, người bệnh cần kiên trì và tích cực điều trị sùi mào gà ở cuống họng theo phác đồ của Bác sĩ đưa ra, vì nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Bên cạnh đó, bạn cần chủ động phòng tránh bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi bằng những biện pháp như sau:

   Quan hệ tình dục an toàn

Nên hạn chế quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều bạn tình, đồng thời phải đảm bảo sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ. Không nên quan hệ tình dục bằng được hậu môn và miệng, vì nguy cơ xuất hiện sùi mào gà ở những bộ phận này khá cao, nên tỷ lệ mắc bệnh là điều khó tránh khỏi.

   Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Cần phải đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục bằng những sản phẩm vệ sinh chuyên dụng, phù hợp nhất.

   Tiêm phòng vacxin

Tiêm phòng vacxin chống virus HPV là phương pháp an toàn nhất giúp bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm quan hệ tình dục hiệu quả. Thông thường, vacxin sẽ đạt được hiệu quả cao cho cả nam và nữ ở độ tuổi từ 19 - 26, đặc biệt là trước khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp hạn chế khả năng mắc bệnh, không có khả năng phòng ngừa bệnh. Chính vì vậy, cần phải hết sức lưu ý.

cuống lưỡi có mụn

Trên đây là tất cả những chia sẻ và giải đáp về câu hỏi cuống lưỡi có mụn có phải là bị sùi mào gà . Được tổng hợp bởi các Bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyên khoa bệnh xã hội tại Phòng khám Nam Phụ khoa HCM. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp và chia sẻ, sẽ giúp bạn đọc có được những giải đáp bổ ích nhất.

Để được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin về bệnh lý, cũng như được đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Nam Phụ khoa HCM. Vui lòng để lại thông tin tư vấn ẩn danh miễn phí qua khung hỗ trợ bên dưới. Đội ngũ chuyên gia Y tế sẽ luôn tức trực theo dõi và hỗ trợ đến bạn một cách nhanh chóng nhất trong mọi khung giờ.

Bài viết: ⚕️ Cuống Lưỡi Nổi Nhiều Hạt Có Phải Là Bị Sùi Mào Gà?

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017