Một số người nghi ngờ bản thân mắc phải bệnh sùi mào gà khi có dấu hiệu nổi các nốt mụn hoặc u nhú bất thường ở xung quanh miệng, nhất là lưỡi sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Việc xuất hiện có nốt u nhú như mào gà cho thấy bạn đã mắc phải căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Nếu như không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh ngày càng trở nặng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như đời sống tình dục.
Để biết được bản thân có thực sự mắc bệnh sùi mào gà hay không, người bệnh cần đi làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vậy xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào, có phức tạp không? Cùng chúng tôi tìm hiểu về loại bệnh nguy hiểm này nhé.
Bị sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc bị sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm gì đến tính mạng hay không thì câu trả lời là “KHÔNG”. Tuy sùi mào gà không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ gây ra một số biến chứng khác cho người bệnh nếu như không được điều trị kịp thời, dứt điểm. Một số biến chứng có thể xảy ra như bị viêm loét miệng, viêm nhiễm, rối loạn miễn dịch hoặc có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, số người bị ung thư ở lưỡi thường không cao.
Vì vậy, tốt nhất khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của bệnh, bạn nên tìm đến các cơ sở, địa chỉ xét nghiệm sùi mào gà uy tín để thăm khám và làm xét nghiệm. Từ đó, nhận tư vấn điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả cao trong quá trình chữa bệnh.
Bị sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm không?
Xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào
Với những người bệnh nghi ngờ bản thân mắc bệnh sùi mào gà khi không có dấu hiệu của bệnh thường sẽ được bác sĩ lấy mẫu dịch nước bọt hoặc máu để đi làm xét nghiệm và tìm kiếm trong nước bọt hoặc máu có chứa virus HPV hay không.
Với những người bệnh đã có dấu hiệu, triệu chứng nổi mụn, nốt sần ở vùng lưỡi hoặc các khu vực khác xung quanh miệng thì sẽ được bác sĩ tiến hành một số loại xét nghiệm dưới đây để kiểm tra:
Xét nghiệm PCR
Đây là loại xét nghiệm dùng để tìm virus HPV có trong mẫu vật. Với loại xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào ở vùng bị nhiễm sùi mào gà để đi làm xét nghiệm. Phương pháp này sẽ sử dụng một chuỗi các phản ứng hóa học để tăng cường lượng DNA chứa trong HPV trong vật mẫu để phân tích.
Xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào
Xét nghiệm HPV
Loại xét nghiệm HPV này, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào từ vùng bị nhiễm như lưỡi, miệng các vùng bị nhiễm sùi mào gà để đi kiểm tra, phân tích và tìm ra virus HPV chứa trong tế bào mẫu.
Xét nghiệm nhanh
Đây là phương pháp đơn giản giúp bác sĩ phát hiện ra virus HPV có trong người bệnh. Khi sử dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc thử có chứa các kháng thể đối với virus HPV, loại thuốc này sẽ được sử dụng trực tiếp lên vùng bị nhiễm sùi mào gà và sau đó theo dõi phản ứng trên bề mặt vùng bị nhiễm.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời!
Xét nghiệm bằng tay
Đây là phương pháp thủ công sử dụng tay và mắt bằng cách bác sĩ sẽ sử dụng gương hoặc kính lúp để kiểm tra vùng bị nhiễm sùi mào gà.
Mỗi phương pháp trên đây đều có thể đưa ra được kết luận người bệnh có đang mắc bệnh sùi mào gà hay không. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào
Các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà theo từng giai đoạn
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm chủ yếu lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà thường dao động trong khoảng từ 2 - 9 tháng. Trong thời gian ủ bệnh, virus HPV sẽ lây nhiễm cho các tế bào niêm mạc mỏng bên dưới lưỡi. Tuy ban đầu chưa có dấu hiệu rõ ràng nhưng sẽ gây ra cảm giác kích ứng, ngứa ngáy ở lưỡi hoặc nước miếng bị đặc.
Sùi mào gà thường được chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Ở xung vùng miệng, lưỡi, bên trong má, môi hoặc bên trong khoang miệng bắt đầu có những nốt sần nhỏ li ti. Những nốt sần này khiến cho nhiều người nhầm tưởng rằng bị nhiệt miệng. Từ đó chủ quan trong việc đi khám và điều trị, dẫn đến bệnh tình ngày càng trở nặng.
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, các nốt sần đã xuất hiện nhiều hơn và tạo thành các mảng trắng hoặc hồng gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhất là khi ăn uống có thể gây chảy máu hoặc mủ.
Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh sùi mào gà, lúc này các nốt sần đã phát triển to ra và ra lở loét ở vùng bị nhiễm như lưỡi và xung quanh miệng. Khi người bệnh hoạt động miệng như ăn uống, sự va chạm này có thể khiến cho các nốt sần bị tổn thương gây chảy mủ, dịch làm tăng khả năng viêm nhiễm cao. Từ đó, có nốt sần sẽ xuất hiện nhiều hơn có thể xuất hiện cả bên ngoài của miệng khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm và không muốn giao tiếp với ai.
Các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà theo từng giai đoạn
Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà
Khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu bất thường, cần lập tức tới những cơ sở, trung tâm y tế để thăm khám - xét nghiệm để tìm ra virus HPV gây bệnh. Từ đó, nhận được tư vấn và phương pháp điều trị phù hợp từ bác sĩ, mang lại kết quả điều trị cao.
Một số phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh sùi mào gà như:
Điều trị bằng cách thuốc
Điều trị sùi mào gà bằng cách phẫu thuật
Điều trị sùi mào gà bằng cách đốt điện
Điều trị sùi mào gà bằng laser CO2
Điều trị sùi mào gà bằng liệu pháp lạnh
Tăng cường/điều hòa hệ miễn dịch
Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà
Những phương pháp điều trị sùi mào gà trên đây sẽ được áp dụng theo mức từng mức độ của người bệnh và sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất với bản thân. Vì vậy, để mang lại kết quả điều trị cao, buộc người bệnh cần phải làm theo những chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ để giúp cải thiện tình trạng bệnh của mình một cách tốt nhất.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời!