Từ trước đến nay, cây cúc tần được biết đến là một loại thuốc giúp điều trị hiệu quả căng bệnh trĩ. Vậy, ngoài có khả năng hỗ trợ điều trị trĩ thì cúc tần còn có công dụng gì? Hãy cùng các chuyên gia y tế Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM, tìm hiểu những lợi ích thú vị khác, của loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!
Một số thông tin chung về cây cúc tần
Cúc tần là một loài thực vật, có họa thuộc họ cúc với tên khoa học là Pluchea indica. Loại cây này được tìm thấy ở rất nhiều nơi, nhất là ở các tỉnh đồng bàng Bắc Bộ nước ta. Hầu hết, tất cả những bộ phận của loại cây này, đều đem cho người dùng những công dục nhất định. Trong dân gian, cây cúc tần còn được gọi với nhiều cái tên thú vị như: cây từ bi, lức ấn, đại bị, đại ngải, hoa mai não, băng phiến ngải, co mát, phặc phà,.....
➛ Mô tả: chúng là loại cây bụi cao từ 1 đến 2m, cành mảnh. Lá mọc so le, hình gần bầu dục, đầu hơi nhọn, gốc thuôn dài, mép khía răng. Có hoa mọc ở ngọn các nhánh với cuống nắng màu tím. Có quả vé hình trụ thoi với 10 cạnh. Toàn thân có lông tơ và mùi thơm.
Cây cúc tần (Ảnh minh họa)
➛ Thành phần hóa học: trong lá cây cúc tần, có chứa tinh dầu với các thành phần chính như: bornéol, camphor, cinéol, limonen, acid palmitic, acid myristic và các sesquiterpen alcol…Nó còn chứ 18 chất triterpen như: Erythrodiol, acid hedragonic, acid maslinic, acid ajunolic, acid asiatic, acid hydroxyasiatic...Có các chất, có tác dụng chống dị ứng như: acid rosmarinic, astragalin, nicotinflorin bauerol… và các flavonoid như: trihydroxy flavon, tetrahydroxy flavon…
➛ Tác dụng: từ xưa đến nay, cây cúc tần được biết đến như một loại dược liệu quý, mang đến nhiều giá trị cho người dùng. Cụ thể như: tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, giúp ăn ngon miệng, khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ, sát trùng, tiêu thủng... Loại cây này còn có thể làm giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, tăng nhu động hô hấp, cầm máu, tiêu viêm, sát trùng và được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, làm giảm bớt các triệu chứng đi cầu ra máu, đau rát hậu môn... Thậm chí, cúc tần còn được sử dụng để chế biến một số món ăn dân gian như: cúc tần kho cá, bánh nếp cúc tần, dồi chó nhồi cúc tần...
Cúc tần còn có công dụng gì ngoài khả năng hỗ trợ điều trị trĩ?
Vậy, ngoài có khả năng hỗ trợ điều trị trĩ thì cúc tần còn có công dụng gì? Những công dụng khác của cây cúc tần, được sử dụng hiệu quả như thế nào? Trả lời cho vấn đề này, các chuyên gia y tế hàng đầu tại TPHCM cho biết, như sau:
➢ Cúc tần chữa nhức đầu, giảm cảm sốt
Để thực hiện bài thuốc này, người ta thường dùng 18 gam lá cúc tần và 9 gam lá sẻ, 9 gam lá canh mang sắc thuốc uống lúc nóng. Phần bã còn lại, cũng có thể đổ thêm nước vào đung sôi dùng để xông, giúp giải cảm hiệu quả.
➢ Cúc tần chữa đau lưng, mỏi mệt
Trong dân gian, những người bị đau lưng, nhức mỏi, thường sử dụng cành non và lá cúc tần giã nhuyễn, sao nóng với rượu, rồi đem đắp vào vùng bị đau.
Cây cúc tần chữa nhức đầu, giảm cảm sốt (Ảnh minh họa)
➢ Cúc tần giúp giảm thâm, bầm tím và mau lành vết thương
Người ta cho rằng, chỉ cần dùng một nắm lá nhỏ cúc tầng, rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng vết thương, vết thâm, vết bầm tím, sẽ giúp nhanh chóng thoát khỏi vấn đề này.
Dùng 15 đến 20 gam rễ cúc tần, sắc nước uống trong 1 tuần, có thể giúp trị thấp khớp, đau nhức xương khớp. Hay, cũng có thể kết hợp vị thuốc này với rễ trinh nữ, rễ bưởi hay cam thảo dây... thì hiệu quả cũng rất đáng kể.
Cúc tần chữa bệnh trĩ như thế nào?
Trong các bài thuốc về cây cúc tần, thì bài thuốc về chữa bệnh trĩ thường được kể đến nhiều nhất. Người ta đánh giá rất cao về hiệu quả của cây cúc tần trong điều trị bệnh trĩ. Việc kết hợp 4 loại thảo dược, cúc tần, lá sung, lá lốt, nghệ vàng, rồi đun sôi, lấy nước uống sẽ giúp giảm bớt hiệu quả những dấu hiệu bệnh trĩ.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng nước này để xông hơi trực tiếp ở hậu môn và rửa hậu môn lúc nước còn ấm, cũng là cách thường được áp dụng.
Cúc tần chữa bệnh trĩ (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, để sử dụng cúc tần hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người. Do đó, trước khi sử dụng cúc tầng, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế, để được thăm khám và được hướng dẫn điều trị phù hợp nhất. Việc sử dụng cúc tần hay các phương pháp dân gian khác trong điều trị bệnh trĩ, nhất định phải được thực hiện khoa học, phù hợp với từng tình trạng bệnh và theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn đọc còn bất kỳ khúc mắc gì, có thể trò chuyện với các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM bằng một trong những cách sau:
► Cách 1: Để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại ngay hoặc chat trực tiếp với các bác sĩ trên các trang mạng tư vấn trực tuyến của Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM.
► Cách 2: Trực tiếp đến địa chỉ: Nguyễn Văn Cừ , Q.5, TP.HCM. Thời gian làm việc của phòng khám từ 8h - 20h, tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.