⚕️Bệnh Viêm Gan Có Di Truyền Không

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.7 / 10 (7 bình chọn)

       Viêm gan là một loại bệnh rất phổ biến ngày nay. Từ việc ô nhiễm, tình trạng béo phì cho đến những loại siêu vi ngày càng nhiều và khó chữa đều có thể gây nên tình trạng Viêm gan.

       Tình trạng viêm gan xảy ra khi các tác nhân gây bệnh khiến hủy hoại và phá hủy tế bào gan, gây tổn thương gan, rối loạn và suy giảm chức năng gan. Ảnh hưởng đến hoạt động sống của toàn cơ thể.

Tham khảo thêm:

Viêm gan có di truyền không

       Có nhiều loại viêm gan, nhưng theo nghiên cứu trong số đó, chỉ có Viêm gan tự miễn là có những yếu tố liên quan đến tính di truyền. Loại Viêm gan này bị gây nên bởi tính nhạy cảm của cơ thể đối với môi trường xung quanh, hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công và làm hại tế bào gan. Việc nhạy cảm với các chất được quy định trong nhiều tổ hợp gen của người bệnh và có thể di truyền.

Viêm gan B, C không di truyền nhưng có thể truyền nhiễm (Ảnh minh họa)

       Những loại Viêm gan khác thì hoàn toàn không thể di truyền. Ngoài ra, trong số đó có các loại Viêm gan có tính lây truyền rất mạnh đó là Viêm gan B và Viêm gan C.

Các loại Viêm gan lây nhiễm

       Các loại Viêm gan lây nhiễm bao gồm các loại Viêm gan do siêu vi gây ra, bao gồm các chủng virus viêm gan A, B, C, D, E, G. Trong số đó, Viêm gan B và Viêm gan C là 2 loại Viêm gan mãn tính có mức độ lây nhiễm rộng rãi, phổ biến và nguy hiểm nhất. Viêm gan B và Viêm gan C có thể tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh nên được gọi là bệnh gan mãn tính.

       Viêm gan B và Viêm gan C lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục và mẹ truyền sang con khi mang thai.

Người bệnh Viêm gan cần lưu ý gì khi có con

       1. Đối với thai phụ bị Viêm gan nói chung, ngoài việc tuân thủ điều trị, cần phải quan tâm đến việc đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, phục hồi ổn định chức năng gan. Vì thai phụ khi mang thai, gan sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo chức năng dinh dưỡng, lọc máu và thải độc với khối lượng nhiều hơn. Nếu không đảm bảo những điều này, cơ thể sẽ dễ dàng bị suy kiệt và chức năng gan sẽ quá tải dẫn đến các nguy cơ nguy hiểm khác như suy gan, sẩy thai và thậm chí môn mê gan.

       2. Đối với thai phụ bị Viêm gan B, còn cần phải tích cực điều trị kháng virus HBV. Khi HbeAg(+) thì không nên mang thai. Bên cạnh đó, thai phụ cần được tiêm 1 mũi vacxin GLO trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không tỷ lệ lây nhiễm cho bào thai là rất cao, lên đến 90%. Thai nhi khi vừa sinh cần được tiêm ngừa HBV ngay trong vòng 48 tiếng, tiêm nhắc lại vào tháng thứ 1, thứ 6 và thứ 12 sau đó.

       3. Đối với thai phụ bị Viêm gan C, tuy tỉ lệ lây nhiễm sang bào thai thấp, nhưng cũng cần tuân thủ điều trị HCV xuống dưới ngưỡng phát hiện. Vì Viêm gan C hiện nay chưa có vacxin phòng ngừa nên cần phải tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi cân nhắc cho việc mang thai.

Thai phụ mang thai cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ  (Ảnh minh họa)

       Thai phụ bị Viêm gan B, C có thể lây nhiễm cho trẻ trong lúc bú do những vết xước hoặc viêm nhiễm ở vú và niêm mạc miệng trẻ. Biện pháp tốt nhất là vắt sữa ra bình rồi cho trẻ bú.

   Tuy việc di truyền ở hầu hết các loại Viêm gan là không có, nhưng vẫn có những nguy cơ lây nhiễm các loại viêm gan truyền nhiễm. Trong gia đình cũng cần tìm hiểu kỹ về các con đường truyền nhiễm các loại viêm gan truyền nhiễm để biết được những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Bài viết: ⚕️Bệnh Viêm Gan Có Di Truyền Không

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017