⚕️Tại Sao Phải Kiểm Tra HBV-DNA

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.7 / 10 (3 bình chọn)

Kiểm tra HBV-DNA là gì

     DNA là phần lõi của viêm gan B, chứa đựng các thông tin di truyền của virus. Kiểm tra HBV-DNA có nghĩa là kiểm tra xem trong máu có mang virus hoàn chỉnh hay không. Qua xét nghiệm, nếu chỉ số định lượng của HBV-DNA ít hơn 1000 copies/ml thì tức là virus có tính sao chép chậm, tính truyền nhiễm yếu. Còn nếu chỉ số vượt mức cao cơn 1000 copies/ml thì có nghĩa là bệnh nhân đã mắc phải viêm gan B mãn tính, virus hoạt động mạnh, lây lan nhanh.

     Kiểm tra HBV-DNA bao gồm:

     Kiểm tra định lượng: Làm kiểm tra định lượng để có thể xác định được hàm lượng virus có trong cơ thể, chẩn đoán được virus hoạt động mạnh hay yếu, nếu hàm lượng virus càng cao thì cho thấy tính truyền nhiễm càng mạnh.

     Kiểm tra định tính: Nếu kết quả chỉ số là dương, HBV-DNA (+) chứng tỏ bạn đã nhiễm viêm gan B mãn tính, cho thấy sự nhân lên của virus, có tính truyền nhiễm cao.

Cách kiểm tra định lượng HBV-DNA theo mô phỏng. (Ảnh minh họa)

 Tham khảo thêm: HBV-DNA bao nhiêu thì cần điều trị

Tại sao phải kiểm tra HBV-DNA

     Kiểm tra HBV-DNA là rất quan trọng và cần thiết để giúp trong việc phán đoán và điều trị bệnh. Nhiều người nghĩ rằng, kiểm tra HBV-DNA là không cần thiết, và hay đặt câu hỏi là “Tại sao phải kiểm tra HBV-DNA”? Các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM cho biết:

1. Kiểm tra định lượng virus HBV để cân nhắc trong điều trị:

 Khi kiểm tra hạng mục HBsAg (+), cần làm them xét nghiệm HBV-DNA để có thể xác định hàm lượng virus có trong cơ thể.

 Nếu kiểm tra HBV-DNA (+) với số lượng > 105/ml, thì cần làm kiểm tra men gan tiếp tục xem cao tăng cao không. Nếu cao gấp 2 lần bình thường thì có nghĩa là bạn đã mắc viêm gan mãn tính và cần phải tiến hành điều trị ngay.

2. Kiểm tra HBV-DNA để theo dõi điều trị:

 Qua việc kiểm tra HBV-DNA, có thể dung để theo dõi sự hiệu quả của việc điều trị. Sau khi chỉ định điều trị từ 1-3 tháng, kết quả thấy lượng virus giảm khoảng 100 lần, thì có nghĩa là thuốc kháng virus hiệu quả.

 HBV-DNA là dấu ấn tốt để theo dõi điều sự đáp ứng sớm của quá trình điều trị. Hiện nay, đội ngũ y bác sĩ thống nhất dùng HBV-DNA làm chỉ số theo dõi điều trị viêm gan B hơn HBeAg.

3. Kiểm tra HBV-DNA để phát hiện đột biến kháng thuốc:

 Trong quá trình điều trị, việc theo dõi virus HBV-DNA trở lại (+), hàm lượng HBV tăng lên, thì đó là dấu hiệu cho thấy virus kháng lại thuốc.

 Tiếp tục xét nghiệm máu nếu thấy HBeAg tức là là virus đang nhân bản trong cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho kết quả HBeAg (-), HBeAb (+), nhưng HBV-DNA lại (+), men gan có dấu hiệu tăng giảm thất thường, thì có nghĩa là xảy ra đột biến kháng thuốc, nguy cơ virus đột biến.

Phương pháp trị liệu viêm gan B hiệu quả

     Viêm gan B có cơ hội trị lành bệnh và hồi phục nhanh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu bạn bắt đầu thất cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, đau vùng gan, rối loạn nội tiết tố, hoàng đản, suy nhược,… thì nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay. Thông quả việc kiểm tra, đặc biệt là xét nghiệm HBV-DNA, các bác sĩ sẽ lập phương pháp điều trị thích hợp.

     Thông thường, người mắc bệnh viêm gan B trước tiên không cần phải sử dụng thuốc, mà cần làm trị liệu kháng virus. Sau đó mới xác định được lượng virus có trong cơ thể, virus hoạt động mạnh hay yếu, có truyền nhiễm hay không, bác sĩ mới cho sử dụng đúng thuốc và hướng điều trị hiệu quả.

Người mắc bệnh viêm gan B không nên ăn nhiều thực phẩm cay mặn, nhiều dầu mỡ, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, protein. (Ảnh minh họa)

     Sau khi điều trị khoảng 3 tháng, bạn sẽ tiếp tục làm xét nghiệm máu để đếm số lượng virus HBV trong máu là bao nhiêu. Nếu giảm hơn trước khi điều trị trên 100 lần thì có nghĩa là điều trị hiệu quả. Nếu trong điều trị, HBV-DNA chuyển lại (+), lượng HBV-DNA tăng dần lên thì cho thấy virus có khả năng kháng lại thuốc điều trị, số lượng virus trong cơ thể là rất cao, cần làm kháng virus ngay.

     Để kết hợp điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ hợp lí, cùng chế độ sinh hoạt vui chơi lành mạnh. Phòng tránh sự truyền nhiễm bắt cách ngăn chặn sự lây nhiễm của virus qua các đường truyền, tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B định kì 6 tháng/lần.

 Tham khảo thêm: Kiểm tra HBV-DNA có cần để bụng rỗng không

Bài viết: ⚕️Tại Sao Phải Kiểm Tra HBV-DNA

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017