⚕️Hiện Tượng Đi Cầu Khó Đang Cảnh Báo Những Bệnh Lý Gì

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.6 / 10 (5 bình chọn)

  Triệu chứng đi cầu khó là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà đây còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm. Vậy hiện tượng đi cầu khó đang cảnh báo những bệnh lý gì? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Đi cầu khó là dấu hiệu bệnh gì?

  Đi cầu khó là hiện tượng người bệnh rặn nhiều mỗi khi đi cầu, đi cầu nhưng lại không ra được, đôi khi có hiện tượng đi cầu ra máu, điều này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đau rát và căng tức bụng dưới.

  Theo các chuyên gia, triệu chứng đi cầu khó kéo dài kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác có thể cảnh báo bạn đang mắc các bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm sau đây:

➢ Bệnh trĩ

  Trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến nhất hiện nay, được hình thành do sự căng giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch hậu môn. Những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao thường là những người bị táo bón kinh niên, ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động, phụ nữ mang thai…

  Người mắc phải bệnh trĩ thường có triệu chứng đi cầu khó. Mỗi lần đi phải dùng sức để rặn để tống phân ra ngoài và chính điều này có thể gây chảy máu hậu môn. Ban đầu máu chỉ dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân nhưng về sau có thể chảy thành giọt, thành tai, nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

  Ngoài ra, người bệnh còn có một số dấu hiệu bệnh trĩ khác như sa búi trĩ, hậu môn tiết dịch, đau rát, ngứa ngáy hậu môn…

➢ Nứt kẽ hậu môn

  Táo bón là nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn. Bởi vì táo bón làm phân khô cứng, khiến người bệnh đi cầu gặp khó khăn, phải rặn mạnh, vô tình gây ra những vết nứt rách ở niêm mạc hậu môn. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau rát như dao cứa, đặc biệt là khi đi đại tiện và có kèm theo máu tươi. Tuy nhiên, lượng máu do nứt kẽ hậu môn ít hơn nhiều so với bệnh trĩ.

Hiện Tượng Đi Cầu Khó Đang Cảnh Báo Những Bệnh Lý Gì

➢ Polyp đại trực tràng

  Polyp đại trực tràng là những khối u có hình tròn hoặc elip vào trong lòng đại trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng. Nếu khối polyp xuất hiện ở vị trí gần ống hậu môn và có kích thước dài thì chúng có thể sa ra ngoài hậu môn, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với trĩ ngoại.

  Triệu chứng điển hình của polyp đại trực tràng là đau bụng, mót rặn, đi ngoài khó và ra máu, lượng máu có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ bệnh.

  Ngoài những bệnh lý trên, triệu chứng đi cầu khó còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như mắc bệnh đại tràng, bệnh tiêu hóa, ung thư hậu môn – trực tràng…

  

Đi cầu khó có nguy hiểm không?

  Rất nhiều người thường không biết phải làm gì khi đi cầu khó và chủ quan về hiện tượng này nên thường xem nhẹ và bỏ qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tượng đi cầu khó, kèm theo chảy máu hậu môn kéo dài có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Cụ thể là:

  ➢ Đi cầu khó trong thời gian dài sẽ khiến phân không ra hết, tích tụ nhiều trong trực tràng khiến cho cơ thể hấp thụ lại nhiều độc tố, làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch, hệ thần kinh, huyết áp thất thường,…

  ➢ Đi cầu khó còn khiến cho người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, mất tự tin,… gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc.

  ➢ Những bệnh lý gây đi cầu khó như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn… để lâu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, dẫn đến apxe hậu môn, rò hậu môn…

  ➢ Đi cầu khó do các bệnh lý hậu môn – trực tràng còn có thể tăng nguy hiểm mắc ung thư trực tràng, đe dọa tính mạng người bệnh.

   Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh ngay khi có triệu chứng đi cầu khó cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có cách trị đi cầu khó hiệu quả.

  

Cách trị đi cầu khó hiệu quả

  Để điều trị đi cầu khó hiệu quả cần dựa vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng như mức độ trầm trọng của bệnh. Hiện nay, một số cách trị đi cầu khó hiệu quả thường được áp dụng là:

➢ Phương pháp nội khoa

  Sau khi thăm khám, nếu mức độ nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc uống, thuốc bôi… để giúp làm giảm sưng, kháng viêm, đồng thời nhằm khắc phục triệu chứng đi cầu khó.

  Người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.

➢ Phương pháp ngoại khoa

  Đối với trường hợp nặng hoặc dùng thuốc không mang lại hiệu quả cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa.

  Hiện nay, có rất nhiều phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh lý gây đi cầu khó nhưng nổi bật nhất phải kể đến là phương pháp PPH và HCPT. Đây là hai phương pháp điều trị bệnh hậu môn – trực tràng hiện đại với nhiều ưu điểm như không cần dùng đến dao mổ, ít đau, ít chảy máu, hiệu quả cao, an toàn, nhanh hồi phục, khó tái phát…

  Tại TPHCM, người bệnh có thể tiến hành điều trị đi cầu khó hiệu quả bằng phương pháp hiện đại tại Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM. Đây là phòng khám hội tụ được rất nhiều các bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, được giới chuyên môn đánh giá là một trong những địa chỉ uy tín, chất lượng trong việc khám chữa đi cầu khó nói riêng và cách bệnh lý hậu môn trực tràng nói chung.

  Trên đây là những chia sẻ về vấn đề hiện tượng đi cầu khó đang cảnh báo những bệnh lý gì. Mọi thắc mắc liên quan cần được giải đáp vui lòng nhấn vào khung chat bên dưới để trò chuyện trực tiếp với bác sĩ.

Bài viết: ⚕️Hiện Tượng Đi Cầu Khó Đang Cảnh Báo Những Bệnh Lý Gì

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017