⚕️ Chữa Nhiễm Nấm Candida Miệng-Họng Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 10 / 10 (1 bình chọn)

Nấm miệng Candida (hay còn được gọi là nấm miệng, nấm lưỡi, hoặc tưa lưỡi) là tình trạng viêm nhiễm do một dạng nấm men có tên gọi khoa học là Candida albicans sinh sôi gây nên. Thông thường, trong miệng chúng ta vẫn sẽ có sự tồn tại của loại nấm Candida này với số lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh trong miệng, hoặc do cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, cũng sẽ khiến cho mầm bệnh phát triển quá mức, từ đó gây ra tình trạng nhiễm nấm candida miệng-họng . Vậy để chữa nhiễm nấm Candida miệng - họng như thế nào hiệu quả nhất? Mời bạn đọc cùng tiếp tục theo dõi qua bài viết được tổng hợp bên dưới.

Nhiễm nấm candida ở miệng là gì?

hình ảnh nấm candida ở miệng

Hình ảnh nấm candida ở miệng

Nấm Candida là một dạng bệnh lý nhiễm trùng, gây ra bởi một loại nấm men có tên gọi là Candida albicans. Thông thường, loại nấm này sẽ có xu hướng sinh ở tại khu vực như trên bề mặt da, bên trong cơ thể, đặc biệt là những khu vực ẩm ướt như: miệng, họng, âm đạo, ruột. Mặt khác, chúng thậm chí còn có thể nhân lên ngoài tầm kiểm soát và gây ra tình trạng nhiễm trùng nếu môi trường sống của loại nấm này được thay đổi theo chiều hướng khuyến khích cho sự phát triển của chúng.

Đối với trường hợp bị bệnh nấm candida ở miệng và cổ họng, sẽ được gọi là tưa miệng, hoặc bệnh nấm miệng. Khi bị nhiễm nấm Candida ở thực quản (ống nối cổ họng với dạ dày) sẽ được gọi là bệnh nấm thực quản, hoặc viêm thực quản do nấm Candida. 

Khi người bệnh bị nấm Candida xâm nhập và cơ thể, sẽ dẫn đến những tổn thương tại các vị trí mà chúng trú ngụ, thường là khu vực má trong hoặc cổ họng. Thông thường, các vết thương để lại sẽ có màu trắng kem, đôi khi còn lây lan đến những vị trí lân cận khác như: vòm miệng, nướu, amidan… Đồng thời, đây cũng chính là một trong những bệnh lý nhiễm trùng phổ biến nhất ở những đối tượng bị mắc HIV/AIDS.

   Triệu chứng của nhiễm nấm Candida miệng - họng

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, cũng như từng vị trí nhiễm nấm, mà mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng và những dấu hiệu nhận biết bệnh hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, những người bị nhiễm nấm candida miệng-họng sẽ có các triệu chứng điển hình như sau:

nhiễm nấm candida ở miệng

Nhiễm nấm candida ở miệng

​   Khu vực má trong, lưỡi, vòm họng, cổ họng xuất hiện những tổn thương màu đốm trắng kem.

​   Có cảm giác ngứa, đau rát, thi thoảng chảy máu nhẹ tại những vị trí tổn thương.

​   Hầu như không thể cảm nhận được vị của thức ăn, thay vào đó là thường xuyên cảm thấy đau khi nuốt.

​   Nếu đi kèm với những triệu chứng trên là tình trạng sốt, hay suy đa tặng, thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy nấm Candida đã xâm nhập trực tiếp vào máu.

Chính vì vậy, nếu nhận thấy khu vực miệng hoặc họng xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan như đã được liệt kê trên, thì rất có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm nấm Candida. Khi đó, để khắc phục bệnh lý một cách hiệu quả nhất, bạn nên nhanh chóng thăm khám ngay với Bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc ngoài mong muốn sau này.

   Nguyên nhân nhiễm nấm candida ở miệng là gì?

Tình trạng nhiễm nấm candida miệng-họng là do đâu? Thông thường, khi bạn có một hệ thống miễn dịch tốt, sẽ giúp cho hệ vi sinh đang “cư trú” trong cơ thể vào một khuôn khổ nhất định. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch suy yếu, sẽ khiến cho sự cân bằng này mất đi, từ đó khiến cho các chủng loại vi sinh, nấm men gây hại có cơ hội tấn công phát triển, gây ra những tổn thương ở vùng miệng họng, từ đó dẫn đến người bệnh bị nhiễm nấm Candida.

bệnh nấm candida ở miệng

Bệnh nấm candida ở miệng

Dưới đây là một số yếu tố có nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm nấm Candida miệng mà người bệnh nên biết đến và hiểu thêm. Bao gồm:

​   Người bệnh bị suy yếu hệ miễn dịch do mắc phải HIV/AIDS.

​   Bệnh đái tháo đường: Khi đường máu cao, sẽ dẫn đến hàm lượng đường trong dịch tiết tăng cao. Chính vì dịch nước bọt trong miệng bị “ngọt” sẽ vô tình tạo ra môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển và khiến lưỡi gặp phải tình trạng bị nấm trắng.

​   Nhiễm nấm âm đạo: Đối với các mẹ bầu bị nhiễm nấm Candida âm đạo, sẽ có nguy cơ truyền bệnh nấm Candida lưỡi sang con thông qua quá trình sinh thường.

​   Thuốc kháng sinh: Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh mạch, dùng trong nhiều ngày, sẽ vô tình tiêu diệt đi các vi sinh có lợi trong cơ thể, từ đó khiến cho các chủng virus, nấm men khác có cơ hội phát triển, tấn công và gây bệnh nhiễm nấm Candida ở miệng .

​   Các vấn đề về răng miệng: Đeo hàm giả, niềng răng không hợp lý, vệ sinh răng miệng không đúng cách… cũng chính là những yếu tố làm tăng nguy cơ cao nhiễm bệnh nấm Candida ở miệng .

Nhiễm nấm candida miệng có nguy hiểm không?

nhiễm nấm candida miệng

Nhiễm nấm candida miệng

Thực tế, trong các trường hợp kể cả người lớn hay trẻ em khi bị nhiễm nấm candida ở miệng và họng đều không để lại quá nhiều nguy hiểm. Thông thường, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ luôn có cảm giác đau nhức, ngứa rát tại các khu vực tổn thương do nấm, gây nên, từ đó để lại nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, cũng như các chế độ ăn uống, sinh hoạt khác.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như: bệnh nhân ung thư, người bệnh bị mắc HIV/AIDS… khi nhiễm nấm candida ở miệng sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được can thiệp khắc phục sớm và kịp thời, chẳng hạn như bệnh sẽ lây ra toàn thân, gây nhiễm trùng nấm toàn thân. Nghiêm trọng hơn, khi nấm candida xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể, sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, suy tạng, thậm chí là tử vong nếu kéo dài không được can thiệp điều trị.

Chữa nhiễm nấm candida miệng-họng như thế nào?

nhiễm nấm candida miệng-họng

Nhiễm nấm candida miệng-họng

Để quá trình điều trị nhiễm nấm candida miệng - họng đạt được kết quả tốt nhất, điều đầu tiên và vô cùng quan trọng đó chính là người bệnh nên chủ động và nhanh chóng tìm đến những cơ sở Y tế chuyên khoa uy tín nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu nào liên quan đến bệnh. Thông qua quá trình kiểm tra, thăm khám, Bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định đến những phương án điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Vậy chữa nấm candida miệng - họng như thế nào? Theo Bác sĩ  - Trưởng khoa bệnh xã hội tại Phòng khám Nam Phụ khoa HCM đã cho biết, tùy vào từng trường hợp bệnh lý cụ thể, mỗi bệnh nhân sẽ có những phác đồ điều trị hoàn toàn khác nhau. Hiện nay, những cách chữa trị nhiễm nấm Candida ở miệng được áp dụng tại Phòng khám Nam Phụ khoa HCM bao gồm như sau:

   Đối với trường hợp lần đầu nhiễm bệnh: Bác sĩ sẽ xem xét và kê đơn một số loại thuốc trị nấm candida như: Fluconazole, Nystatin, Clotrimazole, Amphotericin B (áp dụng đối với người bệnh bị nhiễm nấm miệng ở mức độ nặng), hoặc Itraconazole (áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không có phản ứng với các phương pháp điều trị khác, hoặc người bị nhiễm HIV).

   Đối với trường hợp bệnh nhân bị tái phát: Đối với trường hợp này, Bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định thực hiện thêm một số bước xét nghiệm chuyên sâu, để từ đó xác định chính xác nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh cụ thể. Đồng thời từ đó điều chỉnh lại liều thuốc điều trị phù hợp nhất. 

Thông thường khi nhiễm nấm Candida miệng - họng được điều trị đúng cách, hầu như bệnh sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, bệnh sẽ có nguy cơ tái phát dai dẳng và lặp lại nhiều lần. Chính vì vậy, để kiểm soát và hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro do bệnh nấm Candida miệng tái phát, người bệnh nên lưu ý trong việc thiết lập và duy trì một số thói quen như sau:

   Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ;

   Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày;

   Sử dụng chỉ nha khoa để nâng cao hiệu quả làm sạch răng;

   Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, nước uống ngọt, chứa nhiều đường;

   Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để tăng cường hệ miễn dịch;

   Nếu đang dùng răng giả, người bệnh nên đảm bảo vệ sinh và khử trùng thường xuyên.

nấm miệng candida

Trên đây là tất cả những chia sẻ về bệnh nấm candida ở miệng và cách chữa nhiễm nấm candida miệng - họng hiệu quả. Được tổng hợp bởi các Bác sĩ, chuyên gia hàng đầu tại khoa bệnh xã hội - Phòng khám Nam Phụ khoa HCM. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp và chia sẻ, sẽ giúp bạn đọc có được những giải đáp bổ ích nhất.

Để được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin bệnh lý, cũng như được đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Nam Phụ khoa HCM . Vui lòng để lại thông tin tư vấn ẩn danh miễn phí qua khung hỗ trợ bên dưới. Đội ngũ chuyên gia Y tế sẽ luôn tức trực theo dõi và hỗ trợ đến bạn một cách nhanh chóng nhất trong mọi khung giờ.

Bài viết: ⚕️ Chữa Nhiễm Nấm Candida Miệng-Họng Như Thế Nào?

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017