Việt Nam hiện có khoảng 18 triệu người mắc các chứng bệnh về gan, chiếm 20% dân số . Đây là con số không nhỏ và đang không ngừng gia tăng. Do các nguyên nhân từ virus lây nhiễm lẫn các tác nhân không lây nhiễm như: bia rượu, ăn uống không lành mạnh… gây nên.
Bia rượu, thuốc lá làm suy giảm chức năng gan (Ảnh minh họa)
Việc thực hiện các kiểm tra để chẩn đoán tình trạng gan, xác định bệnh cũng như đánh giá mức độ tổn thương của gan là cần thiết cho việc điều trị, góp phần hỗ trợ tích cực giúp phục hồi sức khỏe người bệnh. Trong đó, hạng mục kiểm tra chức năng gan là phương pháp cần thiết mà hầu hết bệnh nhân gan nào cũng phải thực hiện.
Vậy, kiểm tra chức năng gan là gì?
Kiểm tra chức năng gan là kiểm tra nhằm đánh giá tình trạng chức năng gan, dựa vào những chỉ số các loại xét nghiệm để đánh giá. Bao gồm:
1. Xét nghiệm ALT, AST: AST và ALT là 2 chỉ số xét nghiệm thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương tế bào gan. AST và ALT chủ yếu có trong tế bào gan nên khi tế bào gan bị phá hủy càng nhiều thì nồng độ ALT trong máu càng tăng cao sẽ phản ảnh tính trạng tổn thương của gan. Nồng độ AST và ALT mỗi loại trung bình là 40UI/l. [Tư vấn trực tuyến tại đây]
2. Xét nghiệm Bilirubin: bilirubin là một trong những thành phần chất cấu tạo nên hồng cầu. Khi hồng cầu chết đi, sẽ giải phóng bilirubin gián tiếp đến gan để gan thực hiện việc tổng hợp thành bilirubin trực tiếp để đưa vào túi mật hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ở hầu hết người bệnh, khi nồng độ bilirubin tăng cao có thể thấy rõ khi thăm khám lâm sàng, cảnh báo bất thường liên quan tới gan và mật.
3. Xét nghiệm ALB (Albumine): Ở người bình thường, mức albumin trong máu là khoảng 4g/dl. Khi gan bị tổn thương làm ảnh hưởng tới khả năng sản xuất ALB và lượng chất này giảm xuống trong cơ thể. Bệnh nhân gan mãn tính kèm xơ gan thường có mức ALB dưới 3 g/dl. Bên cạnh đó, chỉ số ALB thấp còn phản ánh tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng kém của người bệnh.
4. Xét nghiệm AFP: Hàm lượng cao của ALP trong máu nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh gan hoặc rối loạn xương. Nồng độ các men tiêu hóa có thể được tăng lên rất nhiều,trong trường hợp một hoặc nhiều ống dẫn mật bị tắt nghẽn. Nồng độ trong máu tăngíthơn được nhìn thấy trong ung thư gan và xơ gan, sử dụng thuốc gây độc cho gan, và viêm gan. [Tư vấn trực tuyến tại đây]
5. Xét nghiệm GLB (Globulin miễn dịch) là những protein liên quan đến hệ miễn dịch, được tạo ra ở gan và bạch cầu. Ở bệnh nhân gan mãn tính, một số loại globulin miễn dịch như A, G và M (IgA, IgG, IgM) sẽ tăng lên.
6. Xét nghiệm tiểu cầu: Tiểu cầu là tế bào hỗ trợ quá trình đông máu. Lượng tiểu cầu trung bình trong máu khoảng 150–400 x 103/microlit. Ở bệnh nhân xơ gan, chỉ số này sẽ giảm xuống thấp hơn 150 x 103/microlit. Việc xét nghiệm tiểu cầu kết hợp xét nghiệm prothrombin nhằm đo thời gian đông máu và định lượng các protein hỗ trợ đông máu.
Làm sao để kiểm tra chức năng gan
Trích huyết thanh từ máu bệnh nhân để xét nghiệm chức năng gan (Ảnh minh họa)
Khi kiểm tra chức năng gan, bác sỹ xét nghiệm sẽ lấy máu của bệnh nhân qua đường tĩnh mạch bằng kim tiêm, mang vào phòng thí nghiệm, trích ra huyết thanh, sử dụng các dụng cụ và máy móc chuyên dụng cho việc kiểm tra xét nghiệm để đánh giá nồng độ các chất. Người bệnh cần lưu ý để bụng trống ít nhất 4-6 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan để kết quả kiểm tra được chính xác nhất.
Việc kiểm tra chức năng gan thường được chỉ định riêng lẻ đối với việc kiểm tra định kỳ của bệnh nhân gan không truyền nhiễm, hoặc được kết hợp cùng các kiểm tra khác như siêu âm gan và sinh thiết gan nếu có dấu hiệu bất thường hoặc chuyển biến xấu của tình trạng bệnh. Đối với bệnh gan do virus gây nên, việc kiểm tra định kỳ còn cần phải đánh giá tải lượng virus thông qua các xét nghiệm siêu virus chuyên biệt.