Gan nằm phía trên hạ sườn phải của cơ thể, bình thường sẽ có màu đỏ thẫm, mềm, có cân nặng trung bình 1,4-1,6kg. Khi gan bị tổn thương thì sẽ chuyển màu sang nâu thẫm, tím thẫm, bề mặt gan lồi lõm, các chức năng gan sẽ suy giảm. Vì vậy, việc kiểm tra chức năng gan định kì là rất cần thiết để có thể xác định sớm bệnh và có hướng điều trị kịp lúc.
Các chức năng quan trọng của gan
Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể, là cơ quan chức năng lớn nhất, vì thế khi gan bị tổn thương thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan bộ phận khác của cơ thể.
Gan chiếm 2% trọng lượng cơ thể, được biết đến là cơ quan thải độc lớn nhất, có chức năng thải độc, bài tiết dịch mật, chuyển hóa, miễn dịch, tái tạo và phục hồi.
Thông thường, khi cơ thể ăn thức ăn vào, các thực phẩm sẽ đi xuống cơ thể, gan sẽ có chức năng trao đổi chất, tổng hợp các chất như protein, chất béo, cacbohydrat,… thành các dinh dưỡng, đưa vào khắp cơ thể. Bên cạnh đó, gan sẽ lọc lại các chất độc hại, chuyển qua ống mật và thải ra ngoài.
Các hạng mục kiểm tra chức năng gan
Nếu chức năng gan bị suy giảm thì có thể bạn đang mắc phải các bệnh thường gặp về gan như viêm gan do virus, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,… Những căn bệnh này có thể gây nguy hại đến tính mạng con người, vì thế việc làm các xét nghiệm tra chức năng gan là rất quan trọng.
Làm xét nghiệm chức năng gan để biết được mức tổn thương, hoạt động của gan. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là các hạng mục kiểm tra chức năng gan mà bạn nên biết:
1. ALT, AST: Thông qua các chỉ số kết quả enzyme ALT, AST ta có thể phát hiện được mức độ tổn thương của tế bào gan, từ đó có thể chẩn đoán được bạn có mắc phải bệnh viêm gan hay không. Chỉ số thông thường ALT, AST ~ 40 UI/L, nếu ALT, AST tăng cao hơn chỉ số thông thường thì có thể bạn đã mắc phải bệnh viêm gan B, xơ gan,..
2. Bilirubin: Bilirubin gồm bilirubin trực tiếp và bilirubin gián tiếp. Kết quả chỉ số bilirubin phản ánh lá gan có sự bất thường trong chuyển hóa. Nguyên nhân khiến bilirubin tăng là do vàng da tế bào, vàng da ứ mật, vàng da tán huyết,… Những triệu chứng này cho thấy bạn đã mắc phải các bệnh về gan.
3. Albumin (ALB): Qua việc kiểm tra chức năng gan ta có thấy được chức năng tổng hợp của gan có dấu hiệu bất thường hay không nhờ enzyme albumin. Thông thường albumin có chỉ số 4g/dl, khi albumin giảm xuống với chỉ số 3g/dl thì chứng tỏ gan bạn đang chịu sự tổn thương trầm trọng, có thể bạn đang mắc phải các bệnh gan như viêm gan do virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan.
4. AFP: Qua việc làm xét nghiệm kiểm tra AFP có thể chẩn đoán sớm bệnh ung thư. Nếu chỉ số AFP không ngừng tăng lên thì cho thấy bạn đang bị ung thư gan. Chỉ số thông thường của AFP <25 UI/L, nếu chỉ số tăng trên >300 UI/L thì chứng tỏ bạn đã mắc phải ung thư gan.
Khi xét nghiệm chức năng gan cần lưu ý những gì?
Việc làm xét nghiệm chức năng gan là rất quan trọng, bên cạnh đó bệnh nhân cần phải chú ý những gì để làm xét nghiệm hiệu quả? Bạn có thể tham khảo các lưu ý dưới đây để có thể kết hợp tốt trong việc làm kiểm tra xét nghiệm:
Trước khi xét nghiệm nên để bụng trống: Thông thường, bạn nên để bụng trống từ 4-6 tiếng, nếu bạn ăn thức ăn vào cơ thể, chức năng gan phải hoạt động để chuyển hóa, tổng hợp thức ăn. Như vậy, sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. [Tư vấn trực tuyến tại đây]
Nên xét nghiệm vào buổi sáng: Thời điểm buổi sáng làm kiểm tra sẽ cho ra kết quả chuẩn xác nhất.
Không sử dụng thuốc: Trước khi đi xét nghiệm mà bạn sử dụng các loại thuốc sẽ dẫn tăng một số chỉ tiêu trong chức năng gan, dẫn đến ảnh hưởng kết quả kiểm tra.
Không uống rượu bia, các chất gây nghiện: Nếu trước đó bạn uống rượu, bia, hút thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Việc cấm dùng các chất kích thích, gây nghiện trên là rất cần thiết.
Không nên sử dụng thuốc có hại đến gan trước khi làm xét nghiệm. (Ảnh minh họa)
Viêm gan là gan bị viêm nhiễm, vì nhiều lí do khác nhau dẫn đến tế bào gan bị hủy hoại, từ đó dẫn đến chức năng gan suy giảm. Khi chức năng gan suy giảm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe cơ thể của bạn như suy nhược, mệt mỏi, mất tập trung, đau gan,… dẫn đến viêm gan mãn tính, trầm trọng nhất là dẫn đến xơ gan, ung thư gan.