Chúng ta thường nghe nhiều về bệnh viêm gan, xơ gan, ung thư gan nhưng ít ai từng được biết về xơ gan cứng. Liệu rằng xơ gan cứng và xơ gan có giống nhau. Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu trong bài viết sau.
Xơ gan cứng là bệnh gì?
Gan xơ cứng là tình trạng lá gan trải qua thời gian viêm nhiễm mãn tính, các tế bào gan bị phá hủy, biến chất, hoặc tăng sinh hình thành những mô xơ từ trong ra ngoài khiến bề mặt gan trở nên sần sùi. Khi này thể tích của gan không còn lớn nữa mà thu nhỏ lại, không còn mềm mại mà trở nên cứng hơn, màu sắc cũng tối sậm và không đều.
Gan khỏe mạnh và gan xơ cứng (Hình minh họa)
Thuật ngữ gan xơ cứng thường được sử dụng ở giai đoạn cuối của xơ gan, sau khi trải qua giai đoạn xơ hóa ở gan đến một mức độ nhất định, các mô xơ chiếm gần như hoàn toàn thể tích gan khiến chức năng gan gần như không còn khả năng bù trừ được nữa.
Quá trình xơ cứng gan xảy ra suốt giai đoạn mất bù của gan, cũng có thể nói khi gan bị xơ cứng hoàn toàn thì gan cũng mất hoàn toàn chức năng. Thường có thể phân ra 2 giai đoạn của xơ cứng gan đó là: Gan xơ cứng giai đoạn đầu và gan xơ cứng giai đoạn cuối.
Những triệu chứng xơ gan của người bệnh khi lá gan đã đạt đến tình trạng xơ cứng:
1. Mệt mỏi uể oải, thiếu sức sống
2. Chán ăn, buồn nôn, nôn
3. Vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm, phân bạc màu
4. Cổ trướng
5. Giãn tĩnh mạch cửa gan
6. Dấu sau mạch, bàn tay son
Điều trị gan xơ cứng thế nào
Việc trị liệu gan xơ cứng như thế nào còn tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Khi gan đã chuyển sang xơ cứng thì chắc chắn việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Quá trình xơ gan hóa xảy ra xuyên suốt các giai đoạn bệnh xơ gan (Ảnh minh họa)
1. Đối với gan xơ cứng giai đoạn đầu:
Tình trạng xơ cứng ở gan vẫn còn tiếp tục xảy ra, các tế bào gan bình thường vẫn còn nhưng với tỷ lệ rất ít. Khi này, những việc trị liệu cần được thực hiện nghiêm ngặt:
Tích cực điều trị các nguyên nhân ban đầu gây biến chứng xơ gan như: kiểm soát virus, điều trị nghiện rượu,… hoặc các nguyên nhân khác.
Không sử dụng các chất kích thích, không ăn mặn, dầu mỡ.
Tăng cường sức đề kháng bằng các phương pháp nâng cao sức khỏe miễn dịch.
2. Đối với gan xơ cứng giai đoạn cuối:
Khi này gan đã gần như bị xơ cứng hoàn toàn, toàn bộ tế bào gan đã bị biến chất, chức năng gan hoàn toàn mất và không thể phục hồi.
Biện pháp nhất thời để duy trì tình trạng cơ thể là điều trị các triệu chứng của giai đoạn này như: chọc hút dịch cổ trướng, hạn chế lượng nước nạp vào, uống thuốc lợi tiểu, không ăn mặn, chế độ ăn cũng cần phải khắt khe hơn.
Biện pháp khác đòi hỏi mức độ phức tạp và khó khăn hơn là ghép gan.
Thực hiện sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ, lành mạnh cũng là yêu cầu tối cần thiết.
Ghép gan là biện pháp cuối cùng để kéo dài sự sống cho bệnh nhân gan xơ cứng (Ảnh minh họa)
Các bệnh lý về gan khi đã bước sang giai đoạn đoạn xơ cứng đều có những triệu chứng rất rõ ràng báo hiệu suy giảm rõ rệt ở chức năng gan. Giai đoạn này cũng chứng tỏ điều trị không hiệu quả hoặc việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân không nghiêm túc. Vấn đề quan trọng nhất ở bệnh nhân mắc các chứng bệnh về gan là kịp thời phát hiện, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và chức năng gan, hợp tác tốt với bác sỹ trong việc điều trị, đề phòng những biến chứng mà gan xơ cứng là một điển hình.
Bệnh nhân cần nhận thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuân thủ việc điều trị mà bác sĩ tại địa chỉ điều trị xơ gan chỉ định, phải kiên trì trong thời gian dài mới có thể giúp tình trạng viêm nhiễm ở các giai đoạn đầu và ngăn biến chứng.
Y học thế giới luôn cập nhật mỗi những nghiên cứu mới nhất trong việc điều trị các chứng bệnh. Vì thế người bệnh cũng đừng bi quan, mà hãy nhẫn nại từng ngày kết hợp cùng các phương pháp trị liệu, đừng để bệnh tiến triển đến mức vô phương cứu chữa. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc biết được Điều Trị Gan Xơ Cứng Thế Nào .