Khái niệm viêm gan B
Các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM cho biết, viêm gan B là bệnh nguy hiểm do virus HBV tấn công gây tổn hại tế bào gan. Khi bắt đầu phát bệnh người nhiễm virus sẽ có một số triệu chứng cảm như sốt nhẹ, cảm giác chán ăn mệt mỏi, đau nhức. Nếu kịp thời phát hiện và chữa trị kháng thể của bệnh nhân sẽ đủ miễn dịch để kháng lại virus. Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng virus vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Để phát hiện tính chính xác cũng như mức độ hoạt động virus đang ở thể nào cần tiến hành xét nghiệm HBV-DNA.
HBV-DNA là gì?
HBV-DNA là phần bên trong của tế bào virus viêm gan B, được gọi là acid nucleic tức DNA – một tổ hợp chất mang các đoạn gen chứa đựng thông tin di truyền của virus.
Tiến hành xét nghiệm HBV-DNA với mục đích kiểm tra lượng virus trong máu người bệnh đang ở dạng ngủ yên hay hoạt động tích cực để có thể dễ dàng kiểm soát. Thông thường các cuộc xét nghiệm này được chẩn đoán bằng kĩ thuật PCR ( nhân bản số lượng nhân virus trong ống nghiệm).
HBV-DNA (ảnh minh họa).
Để biết được tính chất cũng như số lượng virus đang hoạt động trong cơ thể người sẽ trải qua 2 cuộc xét nghiệm kiểm tra định tính và định lượng.
Kiểm tra định tính: bao gồm các kiểm tra hạng mục và HBV-DNA, nếu kết quả xét nghiệm cho ra chỉ số âm tính, người bệnh không nên chần chừ tiêm 1 mũi vacxin để phòng ngừa viêm gan B. Nếu dương tính chứng tỏ cơ thể đã nhiễm viêm gan B và rất có thể đang ở giai đoạn mãn tính, mức độ nhân lên của virus ngày càng mạnh mẽ.
Kiểm tra định lượng: xác định hàm lượng virus tồn tại trong cơ thể người bệnh, đưa ra chẩn đoán lượng virus hoạt động mạnh hay yếu, lượng virus càng nhiều chứng tỏ tính lây nhiễm càng cao.
Qua các xét nghiệm chẩn đoán HBV-DNA cho thấy được nhờ vào nó mà bác sĩ có thể chẩn đoán số lượng virus tồn tại và hoạt động trong cơ thể người bệnh một cách chính xác để đưa ra hướng điều trị tích cực và hợp lí hơn.
Chỉ số HBV-DNA như thế nào gọi là trung bình
Thông thường khi xét nghiệm ngưỡng virus được phát hiện thấy trung bình khoảng 1000copies/ml. Nhờ vào xét nghiệm này có thể biết được mật độ hàm lượng virus hoạt động trong cơ thể mạnh hay yếu, nhiều hay ít.
Sau khi điều trị, khoảng 3 tháng sau người bệnh nên quay trở lại để tiếp tục làm tiếp xét nghiệm máu để kiểm soát số lượng virus tồn tại trong cơ thể đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu. Nếu giảm sút so với trước khi điều trị > 100 lần tức điều trị có hiệu quả, bạn nên tiếp tục làm cho virus hạ xuống mức thấp nhất. Nếu khi quay lại hoặc trong thời gian điều trị lượng HBV-DNA đột nhiên tăng vọt, điều này đồng nghĩa với việc virus kháng thuốc điều trị, cần tiến hành ức chế ngay trước khi quá muộn.
Thường trong quá trình tiến hành xét nghiệm kết quả kiểm tra định lượng về HBV-DNA đang trong thể hoạt động ở người bệnh nếu ít hơn 1000 copies/ml – điều này đồng nghĩa với việc sao chép virus hoạt động yếu hoặc đang ở thể ngủ yên. Nếu chỉ số tăng vượt hơn mức quy định thì bệnh nhân chắc chắn đã mắc phải viêm gan B mãn tính. Nếu không kịp thời chữa trị thì việc tiến triển đến biến chứng xơ gan, ung thư gan là điều khó tránh.
Viêm gan B là một căn bệnh có tính truyền nhiễm khá cao, mức độ lây lan của chúng gấp 100 lần so với virus HIV. Vì thế bất kì đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai cũng đều có thể mắc phải. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi, uể oải, trí nhớ giảm sút, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn,… thì có lẽ đã nhiễm viêm gan B. Ngay lập tức bạn cần đến các phòng khám hoặc cơ sở y tế chuyên về bệnh gan để thăm khám phát hiện và điều trị sớm.
Kiểm tra đinh tính định lượng virus (ảnh minh họa).
Hiện nay, tỉ lệ người mắc phải viêm gan B ngày càng tăng cao và điều này ngày càng thể hiện rõ rệt hơn khi Việt Nam là nước đứng đầu thế giới vì căn bệnh hiểm nghèo này. Vì vậy chúng ta cần chủ động phòng ngừa tích cực để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, vì tương lai thế hệ trẻ trên đất nước Việt Nam.