Hậu môn nhân tạo là gì? Cấu tạo hậu môn nhân tạo như thế nào? Đây là những câu hỏi nhận được khá nhiều sự quan tâm của đọc giả trong thời gian gần đây. Để giải đáp cho thắc mắc này, mời bạn đọc cùng theo dõi những chia sẻ của chuyên gia trong bài viết dưới đây.
Hậu môn nhân tạo là gì?
Hậu môn nhân tạo là gì? Hậu môn nhân tạo là một lỗ mở chủ động ở đại tràng để đưa phân ra ngoài, thay thế hậu môn thật. Khi gắn hậu môn nhân tạo, phân sẽ đi trực tiếp qua lỗ mổ thông này và đổ vào một túi chứa phân (túi hậu môn nhân tạo). Theo các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM, hậu môn nhân tạo thường được chỉ định thực hiện, đối với một số bệnh lý về đại trực tràng như:
→ Ung thư đại tràng trong giai đoạn trễ, không còn khả năng cắt bỏ.
→ Viêm loét nặng đại trực tràng chảy máu nhiều.
→ Rò trực tràng – âm đạo hay rò trực tràng – bàng quang
→ Vết thương trực tràng ngoài phúc mạc.
→ Vết hương ở đoạn đại tràng cố định.
Cấu tạo hậu môn nhân tạo (Ảnh minh họa)
→ Hậu môn trực tràng bị dị dạng.
→ Phình to đại tràng tiên thiên
→ Tắc ruột do ung thư đại tràng
→ Trít hẹp đại tràng.
→ Thoát phân khi bị tắc...
Cấu tạo hậu môn nhân tạo được thực hiện theo 2 hình thức là hậu môn nhân tạo tạm thời và hậu môn nhân tạo vĩnh viễn, sau khi thăm khám và xác định cụ thể tình trạng bệnh, các y bác sĩ sẽ chỉ định loại hậu môn phù hợp với tình trạng bệnh.
Thường thì hậu môn nhân tạo sẽ được áp dụng trong bất kỳ trường hợp nào cần thiết, không phân biệt tuổi tác hay giai đoạn cuộc đời. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thực hiện đặt hậu môn nhân tạo, các y bác sĩ sẽ thông báo, giải thích cũng như giúp người bệnh ổn định về tâm lý trước khi thực hiện.
Những lưu ý thực hiện đặt hậu môn nhân tạo
Dù không phải là hạng mục hiếm gặp, nhưng ắc hẳn rằng những hậu môn nhân tạo này sẽ gây không ít những khó khăn về sinh hoạt cũng như là áp lực về tâm lý cho người bệnh. Tuy nhiên, dù muốn dù không, thì đối với các trường hợp được chỉ định đặt hậu môn nhân tạo là khi không còn lựa chọn nào khác, khả quan hơn. Chính vì thế, lúc này người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức y tế cần thiết, có được một hậu môn nhân tạo ổn định nhất.
Những lưu ý sau khi đặt hậu môn nhân tạo dành cho người bệnh:
➢ Thay túi dán phân mỗi lần hậu môn nhân tạo ra phân.
➢ Chăm sóc tốt phần da của hậu môn nhân tạo. Tốt nhất hãy rửa chúng bằng xà phòng trung tính và lau khô mỗi khi thay túi dán hậu môn.
➢ Ăn uống một cách khoa họ nhất, tránh rượu, bia và các chất dinh ra nhiều hơi ( đậu, cải xanh, nấm, dưa chuột, các loại nước có khí ga).
Những lưu ý thực hiện đặt hậu môn nhân tạo (Ảnh minh họa)
➢ Hãy để thời gian cho hậu môn nhân tạo “nghỉ ngơi” và ổn định. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật thường là từ 6 đến 8 tuần. Sau khi tái khám hậu môn nhân tạo, chắc chắn tình trạng đã ổn đinh, mọi sinh hoạt của người bệnh sẽ có thể diễn ra bình thường như trước.
➢ Không cần phải quá nặng nề về tâm lý, bởi hậu môn nhân tạo sẽ không làm thay đổi quá nhiều cuộc sống của người bệnh. Mọi hoạt động như thể thao, bơi lội, đi du lịch hay quan hệ tình dục... vẫn sẽ được diễn ra như thông thường.
➢ Ngoài ra, sau khi đặt hậu môn nhân tạo, người bệnh cũng cần theo dõi cụ thể tình trạng của mình. Nếu miệng hậu môn nhân tạo có vết rách sâu, chảy máu nhiều, chảy máu kéo dài không thuyên giảm, có dấu hiệu viêm và sưng tấy vùng da xung quanh, phân lỏng kéo dài từ 5 đến 6 giờ sau khi lắp hậu môn nhân tạo, nôn, buồn nôn, đau bụng hay không ra phân từ 4 đến 6 giờ, đi cầu ra máu, đau rát hậu môn...thì người bệnh cần phải nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế để được thực hiện cách khám hậu môn nhân tạo và có phương án xử lý rủi ro kịp thời nhất.
Dù không mấy nguy hiểm, nhưng việc phòng tránh được việc phải gắng hậu môn nhân tạo cũng là điều nên làm. Cách tốt nhất, chính là sớm nhận biết và điều trị các bệnh lý tại vùng hậu môn, trực tràng, các dấu hiệu bệnh trĩ... tránh mắc bệnh nặng nề, cũng sẽ giúp người bệnh thoát khỏi việc phải đặt hậu môn nhân tạo.
Lưu ý, bài viết nguồn copy trên mạng, chỉ dành cho trình duyệt được chia sẻ.