Bilirubin là gì
Bilirubin là một sắc tố có màu vàng. Trong cơ thể người, Bilirubin có 2 dạng: Bilirubin trực tiếp và Bilirubin gián tiếp.
Cấu trúc phân từ Bilirubin (Ảnh minh họa)
Bilirubin gián tiếp: được phân giải thành sau khi hồng cầu trong máu chết đi có thể do già yếu (vòng đời của hồng cầu là 120 ngày) hoặc các nguyên nhân khác..
Bilirubin trực tiếp: được sinh ra sau quá trình chuyển hóa tại gan. Bilirubin trực tiếp được gan đổ vào túi mật để hình thành dịch mật nhỏ vào ruột non nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Triệu chứng xảy ra khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao
Bilirubin tăng cao trong máu, theo máu đi khắp cơ thể, thấm vào các mô ngoại mạch, có thể chen vào cấu trúc các tế bào da, mắt, móng tay… gây hiện tượng hoàng đản (vàng da, vàng mắt…)
Trong một vài trường hợp liên quan đến ứ đọng Bilirubin trực tiếp, sẽ đi kèm theo triệu chứng đi ngoài có phân bạc màu, ngứa ngáy, nước tiểu sậm màu.
Xét nghiệm bilirubin cao báo hiệu điều gì
Bilirubin tăng cao gây vàng da vàng mắt (Ảnh minh họa)
1. Các bệnh lý liên quan đến tình trạng tan máu: các chứng bệnh như rối loạn đông máu, hồng cầu hình liềm, sốt rét, cường lách… làm gia tăng phá hủy hồng cầu, khiến số lượng hồng cầu bị phá hủy tăng cao, phóng thích lượng lớn Bilirubin gián tiếp vào máu, trực tiếp gây nên tình trạng vàng da.
2. Các bệnh lý liên quan đến tình trạng ứ mật ở bệnh gan mật: viêm gan virus, viêm gan do rượu, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, sỏi mật… việc suy giảm quá trình tổng hợp bilirubin trực tiếp ở gan khiến cho nồng độ Bilirubin gián tiếp không được chuyển hóa mà tồn tại cao trong máu. Bên cạnh đó, các bệnh lý về gan thường liên quan đến đường mật, đường mật tắc nghẽn, viêm đường mật khiến ứ đọng mật tại túi mật và gan, mật sẽ ngấm vào máu mang theo Bilirubin trực tiếp, làm gia tăng nồng độ Bilirubin trực tiếp trong máu gây nên hiện tượng vàng da. Ở các bệnh lý về đường mật và gan, việc không thể tổng hợp Bilirubin trực tiếp hoặc Bilirubin trực tiếp không được nhỏ vào ruột non khiến cho phân có màu xám bạc, lâu dài gây rối loạn tiêu hóa.
Vàng da ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)
3. Các bệnh lý liên quan đến trẻ sơ sinh: suy giảm quá trình tổng hợp Bilirubin trực tiếp ở gan của trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non.
Chỉ số tổng lượng bilirubin (bilirubin trực tiếp + bilirubin gián tiếp) trung bình là 17mmol/L. Khi lượng Bilirubin toàn phần tăng lên trên 2 lần chỉ số bình thường thì tình trạng vàng da có thể xảy ra. Tỉ lệ bình thường của Bilirubin gián tiếp và trực tiếp trong máu là 80% và 20% tức là trung bình Bilirubin gián tiếp chiếm 80% lượng bilirubin toàn phần đo được trong máu. Vì thế cho nên cần chú ý đến trường hợp nồng độ Bilirubin toàn phần vẫn ở dưới mức an toàn nhưng lại có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ Bilirubin trực tiếp và Bilirubin gián tiếp.
Khi tổng lượng Bilirubin lớn hơn 40mol/l, tình trạng vàng da sẽ bắt đầu biểu hiện. Người bệnh có triệu chứng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu nên thực hiện thăm khám và kiểm tra sức khỏe cùng các kiểm tra chức năng gan ngay để phát hiện những bất thường nhằm tìm ra nguyên nhân gây vàng da. Từ đó, việc điều trị kịp thời sẽ hỗ trợ rất nhiều đối với hiệu quả điều trị.
Người bệnh có thể đăng ký kiểm tra riêng lẻ xét nghiệm Bilirubin ở những địa chỉ điều trị bệnh gan uy tín. Nhưng chỉ riêng chỉ số Bilirubin không thể nói lên điều gì chính xác. Khái quát nhất, chỉ số Bilirubin giúp đánh giá có sự bất thường ở một vài bộ phận trong cơ thể, đa phần là ở hệ thống gan mật. Người kiểm tra cần kết hợp nhiều loại xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân chính xác khi có những bất thường trong cơ thể.