⚕️Cách Xem Bảng Kiểm Tra Chức Năng Gan

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.8 / 10 (11 bình chọn)

     Khi bạn có các triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng đậm, chán ăn, buồn nôn, đau tức vùng gan, mệt mỏi, suy nhược,… thì có nghĩa là chức năng gan của bạn đang suy giảm nghiêm trọng. Khi chức năng gan suy giảm chứng tỏ tế bào gan của bạn đang bị hủy hoại, cơ thể bạn có thể đã mắc phải các bệnh về gan như viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, viêm gan B, C, xơ gan, ung thư gan,… Lúc này, việc làm các kiểm tra chức năng gan là rất cần thiết, qua đó, bạn có thể xác định được chính xác bệnh để có thể có hướng điều trị thích hợp. 

Mệt mỏi, mất tập trung là dấu hiệu của việc chức năng gan suy giảm. (Ảnh minh họa)

     Kiểm tra chức năng gan là để xác định xem tế bào gan có chịu sự tổn thương hay không, hoặc có thể biết được sự chuyển hóa, tổng hợp chức năng có xảy ra sự bất thường hay không. Thông qua đó để có thể chẩn đoán chính xác các bệnh về gan sớm và có hướng điều trị kịp lúc.

Cách xem bảng kiểm tra chức năng gan

     Thông qua việc kiểm tra chức năng gan, bạn sẽ phát hiện được các men gan cơ bản trong máu có những dấu hiệu bất thường như thế nào để có thể chẩn đoán được bệnh.

     Vậy khi bệnh nhân đã làm kiểm tra chức năng gan và cầm bảng xét nghiệm trên tay nhưng không hiểu các thông số này nói lên điều gì. Dưới đây là hướng dẫn giải thích của bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM về các chỉ số men gan bạn có thể tham khảo để có thể nắm rõ tình trạng bệnh của bạn. 

 

Kiểm tra chức năng gan định kì để có thể xác định sớm các bệnh về viêm gan. (Ảnh minh họa)

 Chỉ số ALT  với chỉ số bình thường là 0-40 UI/L: Nếu bảng xét nghiệm của bạn có chỉ số cao hơn thì cảnh báo bệnh xơ gan, viêm gan do rượu.

 AST với chỉ số bình thường là 0-37 UI/L: Khi chỉ số kiểm tra AST của bạn tăng cao chứng tỏ bạn đã bị viêm gan, nếu mức tăng gấp 20 lần có nghĩa là đã chuyển sang viêm gan mãn tính.

 GGT với chỉ số trung bình là 7-32: Nếu chỉ số man gan này tăng chứng tỏ bạn mắc phải các bệnh về đường mật, viêm gan, ung thư gan.

 ALP với chỉ số bình thường là 53-128: Khi ALP tăng thể hiện cơ thể bạn có thể mắc phải các bệnh về tim mạch, nhiễm trùng máu, viêm gan.

 ALB chỉ số bình thường 4 g/dL: Khi ALB giảm thể hiện cơ thể dinh dưỡng kém, mắc bệnh viêm gan mãn tính, có nguy cơ chuyển sang xơ gan.

 AFP chỉ số trung bình dưới 25 UI/ml: khi AFP tăng hơn chỉ số bình thường chính là dấu hiệu của bệnh ung thư.

     Qua việc kiểm tra chức năng gan bạn có thể biết được tình trạng tổn thương của gan. Tuy nhiên, việc chỉ kiểm tra chức năng gan vẫn không đủ để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh tình. Vì vậy, bạn có thể làm thêm các xét nghiệm kiểm tra về gan khác như kiểm tra 5 hạng mục, xét nghiệm HBV-DNA. HCV-RNA, siêu âm gan, sinh thiết gan để có thể chẩn đoán chính xác bệnh. 

   Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể, nắm giữ nhiều vai trò quan trọng, nếu gan bị tổn thương sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng, thậm chí là gây nguy hại đến tính mạng. Do đó, bản thân bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng và lối sống lành mạnh khoa học để ngăn ngừa bệnh là rất cần thiết. Ngoài ra, để an tâm hơn về sức khỏe, bạn nên đến các phòng khám uy tín về gan để thăm khám định kì, có như vậy lá gan của bạn mới được bảo vệ an toàn. 

Bài viết: ⚕️Cách Xem Bảng Kiểm Tra Chức Năng Gan

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017