Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ ngày nay không còn là một căn bệnh xa lạ đối với chúng ta, bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ nội là một loại bệnh lí hậu môn trực tràng phổ biến với cách điều trị khó khăn hơn. Bất kì đối tượng nào cũng có thể mắc phải, đặc biệt là các đối tượng phải đứng, ngồi lâu, phụ nữ mang thai, các nhân viên văn phòng, tài xế lái xe,…
Ngay ống hậu môn có các tĩnh mạch, các tĩnh mạch này giúp co bóp hậu môn cho hậu môn khép kín hay mở ra những lúc cần thiết. Vì nhiều nguyên nhân mà tác động lên hậu môn, gây các tĩnh mạch bị co dãn, búi trĩ xuất hiện trên đường răng lược, dẫn đến trĩ nội. Bệnh càng chuyển nặng khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, không thể thu vào được nữa. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân. Click vào đây để đặt lịch hẹn thăm khám kiểm tra nhanh chóng.
Tham khảo bài: Nguyên nhân nào dẫn đến trĩ nội
Trĩ nội giai đoạn nhẹ 1 và 2
Tùy theo mức độ tổn thương mà trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:
Trĩ nội cấp độ 1 và 2 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội và cũng được coi là giai đoạn nhẹ.
Trĩ nội cấp độ 3 và 4 là giai đoạn cuối của bệnh trĩ nội và cũng được coi là giai đoạn nặng.
Trĩ nội giai đoạn nhẹ cấp độ 1 và 2 búi trĩ nằm bên trên đường răng lược hậu môn. (Ảnh minh họa)
Trĩ nội cấp độ 1 và 2 được coi là giai đoạn nhẹ, tuy nhiên vẫn phải được tiến hành điều trị, nếu không để kéo dài sẽ dẫn đến phát triển sang giai đoạn nặng và xảy ra các biến chứng. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ nội mà bạn nên nắm rõ để theo dõi tình trạng sức khỏe:
Dấu hiệu nhận biết trĩ nội cấp độ 1: đi cầu khó, đại tiện ra máu, lượng máu không nhiều, dính trên giấy vệ sinh, có cảm giác đau rát, ngứa vùng hậu môn.
Dấu hiệu nhận biết trĩ nội cấp độ 2: đi cầu ra máu nhưng lượng máu nhiều hơn, khi đại tiện máu nhỏ thành từng giọt hoặc tia. Bệnh nhân cảm thấy vướng víu vùng hậu môn vì búi trĩ sa ra bên ngoài khi đi đại tiện, có thể tự thu vào hoặc dùng tay ấn vào. Có cảm giác đau rát, sưng tấy, tiết dịch hậu môn gây ngứa ngáy, khó chịu. Cơ thể bạn đang có dấu hiệu như thế nào? Đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và bảo đảm bảo mật thông tin cá nhân của bạn. Hãy click vào đây!
Bệnh nhân mắc trĩ nội luôn cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến công việc. (Ảnh minh họa)
Điều trị trĩ nội giai đoạn nhẹ 1 và 2
Bệnh nhân mắc trĩ nội độ 1 và 2 thì phương pháp điều trị đơn giản và không cần nhiều thời gian, chi phí. Tuy nhiên, bệnh nhân không được có thái độ chủ quan xem thường nó, điều này có thể dẫn đến tình rạng bệnh trở nên nặng hơn. Khi bạn chủ quan không điều trị khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ thì khi chuyển nặng rồi thì quá trình trị liệu sẽ khó khăn hơn, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gây cảm giác phiền toái và khó chịu trong đời sống hằng ngày của bạn. Vì thế, việc điều trị càng sớm càng tốt, bệnh nhân nên đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín, theo dõi sức khỏe định kì để có một cơ thể khỏe mạnh.
Dưới đây là phương pháp điều trị trĩ nội giai đoạn nhẹ 1 và 2 mà bạn có thể tham khảo:
Điều trị trĩ nội cấp độ 1: bệnh nhân chỉ cần thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, ăn các thực phẩm mát, tránh đồ ăn cay nóng, không đứng hoặc ngồi lâu, tập thể dục điều độ. Điều trị trĩ nội cấp độ 1 có thể sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống, thuốc viên,… theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị trĩ nội cấp độ 2: Để bệnh mau hồi phục có thể sử dụng các phương pháp điều trị trĩ nội bằng ngoại khoa như thắt búi trĩ bằng vòng cao su, làm đông bằng nhiệt, dùng tia laser, chích xơ,… Nếu kiểm tra phát hiện tình trạng bệnh nặng hơn thì cần tiến hành cắt búi trĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả, uống nhiều nước, tránh đồ cay nóng, chất kích thích. Không nên làm việc nặng nhọc, quá sức, cần tập thể dục thể thao điều độ nhẹ nhàng.
Cắt trĩ bằng phương pháp sử dụng tia laser. (Ảnh minh họa)
Phương pháp sử dụng tia laser:
Nguyên lí hoạt động: phương pháp sử dụng tia laser CO2 và tia laser ND, nhằm can thiệp gián tiếp và trực tiếp. Bác sĩ điều trị sẽ tiến hành chia mô của búi trĩ thành các phần nhỏ để thu nhỏ búi trĩ, ngăn chặn các biến chứng của bệnh.
Ưu điểm: hiệu quả mang lại khá cao, ít tái phát, ít để lại biến chứng, thời gian hồi phục nhanh chóng, không để lại sẹo.