Những biến chứng nặng nề mà bệnh Gout mang lại khiến ai mắc phải cũng “sởn gai ốc”. Nguy hiểm là vậy, nhưng có không ít người dù đang mang trong mình căn bệnh nhà giàu nhưng hoàn toàn không hề hay biết, dẫn tới việc không điều trị kịp thời khiến bệnh ngày một thêm nặng. Lúc này, các xét nghiệm gout là điều vô cùng cần thiết giúp người bệnh kịp thời đối phó.
Những bệnh lý có thể chẩn đoán được nhờ xét nghiệm Gout
Trong các loại bệnh về xương khớp, theo như các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM, Gout là bệnh lý đáng gờm nhất, là “vua của các loại bệnh” bởi mức độ đau đớn và những biến chứng nặng nề mà bệnh gây ra. Điều đáng nói, trong xã hội hiện đại, bệnh Gout đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, mức độ tàn phá cơ thể mà Gout gây ra lại diễn biến một cách âm thầm, từ từ, nếu chỉ dựa vào những dấu hiệu bên ngoài người bệnh rất khó phát hiện bản thân có đang mắc phải bệnh Gout hay không.
Nếu có phát hiện ra thì bệnh cũng đã tiến triển tới giai đoạn nguy hiểm. Do đó, việc thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh Gout khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường là điều vô cùng cần thiết. Y học hiện đại khuyến cáo người bệnh nên thực hiện tổng quan về xét nghiệm 5 loại xét nghiệm dưới đây để biết chính xác bản thân có đang mắc phải bệnh Gout hay không.
Xét nghiệm nồng độ acid uric máu
Để chẩn đoán bệnh chính xác, xét nghiệm acid uric trong máu là điều vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua. Bởi trong cơ thể, acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất đạm có khung purin, acid uric chủ yếu được đào thải qua nước tiểu.
Khi acid uric trong máu (acid uric máu) tăng ở mức trên 6.8 mg/dl ở điều kiện nhiệt độ 37°C và pH trung tính thì gọi là chứng tăng acid uric máu không triệu chứng. Lúc này cần phải kiểm soát và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp. Khi acid uric máu trên 6.8 mg/dl vượt quá nồng độ hòa tan thì acid uric sẽ kết tinh thành tinh thể muối urat lắng đọng lại trong sụn, khớp đến mức gây đau đớn có khi là dữ dội ở các khớp gọi là cơn Gout cấp, khi đó phải điều trị bằng các nhóm thuốc hạ nồng độ acid uric.
Để biết nồng độ acid uric có vượt ngưỡng cho phép hay không, người bệnh có thể đối chiếu với chỉ số sau: Ở nữ giới trên 6,0 mg/dl (hoặc 360 µmol/l), đối với nam là trên 7,0 mg/dl (hoặc 420 µmol/l). Tuy nhiên, không thể đánh đồng tăng acid uric trong máu là bị bệnh Gout vì có nhiều bệnh nhân tăng acid uric máu kéo dài không dẫn đến viêm khớp do Gout, và có tới 40% bệnh nhân đang có cơn Gout cấp nhưng acid uric máu bình thường.
Xét nghiệm acid uric niệu 24h
Bên cạnh xét nghiệm nồng độ acid uric máu, xét nghiệm acid uric niệu 24h cũng quan trọng không kémnhằm mục đích phục vụ cho quá trình điều trị. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc Gout thì sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm này để theo dõi tình trạng bài tiết acid uric qua đường tiểu, từ đó bác sỹ sẽ đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất. Nếu acid uric trong nước tiểu tăng trên 600 mg/24h dễ gây sỏi thận và bác sĩ sẽ không chỉ định nhóm thuốc tăng đào thải acid uric như probenecid…
Xét nghiệm dịch khớp
Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh Gout. Khi xét nghiệm dịch khớp thấy sự có mặt tinh thể urat trong dịch khớp thì người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh Gout. Bên cạnh đó, khi người bệnh mắc bệnh thì dịch khớp cũng giàu các tế bào viêm ( bạch cầu đa nhân trung tính).
Trong xét nghiệm này bác sĩ sẽ dùng một cây kim để chọc hút dịch ở vùng khớp bị ảnh hưởng. Khi quan sát dịch khớp dưới kính hiển vi có thể phát hiện thấy các tinh thể muối urate kết tinh hay không.
Xét nghiệm chức năng thận
Trong cơ thể người, thận là bộ phận đảm nhận nhiều vai trò quan trọng, trong đó có chức năng đào thải acid uric (khoảng 80% lượng acid uric hàng ngày được bài tiết qua thận). Khi thận suy giảm chức năng sẽ khiến acid uric lắng đọng tại các ổ khớp gây nên các cơn đau Gout cấp. Hơn nữa, ở những người mắc bệnh Gout thì thận là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất, một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh đó là suy thận.
Do đó, kiểm tra chức năng hoạt động của thận là một trong những xét nghiệm cần thực hiện để biết bệnh Gout đang tiến triển tới giai đoạn nào, đồng thời hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh.
Chụp X - quang
Phương pháp này giúp phát hiện được hình ảnh lắng đọng tinh thể urat tại sụn khớp ở những cơn Gout cấp đầu tiên hoặc ngay cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Siêu âm có thể phát hiện sớm các biến đổi ở phần mềm, sụn khớp và xương do bệnh Gout gây ra như hạt tophi, hình ảnh khuyết xương, lắng đọng tinh thể urat trên bề mặt sụn khớp, tràn dịch khớp.
Một trong những vấn đề khúc mắc được người bệnh đặt ra: Trong trường hợp đã thực hiện đầy đủ 5 xét nghiệm trên và phát hiện bản thân mắc Gout thì phải làm sao? Bởi trên thực tế, rất nhiều người bệnh vì không có hiểu biết nên đã áp dụng sai cách điều trị, điển hình là lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ acid uric máu và thuốc lợi tiểu. Đây là những nhóm thuốc có tác dụng nhanh nên người bệnh ngày càng lầm tưởng hiệu quả cao mà không biết rằng đây chính là “con dao 2 lưỡi” gây hại gan, suy thận và không có tác dụng điều trị Gout triệt để.
Cách phòng bệnh gout
Các biện pháp phòng bệnh nên được áp dụng ngay từ khi còn rất trẻ để phòng ngừa ngay từ giai đoạn tăng acid uric máu không triệu chứng, tránh khởi phát cơn gout cấp, không để xảy ra gout mạn tính.
Phòng bệnh là thực hiện tốt lối sống lành mạnh, loại bỏ các yếu tố nguy cơ (hạn chế rượu bia, thức ăn có chứa nhiều nhân purin,…). Xử trí và điều trị kịp thời khi có cơn gout cấp và các bệnh phối hợp khác.
>>> Lưu ý: bài viết nguồn copy trên mạng, chỉ dành cho trình duyệt được chia sẻ.