⚕️Đi Vệ Sinh Ra Máu Là Dấu Hiệu Bệnh Gì

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.7 / 10 (3 bình chọn)

       Đi vệ sinh ra máu là tình trạng phổ biến ở những người mắc các bệnh lý ở hậu môn, trực tràng. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp, gây ra những lo âu, bất tiện và tâm lý hoảng hốt ở bất kì ai. Việc phát hiện và nhận ra tình trạng này có thể thực hiện bằng thói quen quan sát tình trạng phân sau khi đi vệ sinh, là dấu hiệu cảnh báo những bất thường trong cơ thể cần phải được quan tâm và xử lý. 

Chảy máu khi đi cầu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ở hậu môn (Ảnh minh họa)

       Vậy đi vệ sinh ra máu là tình trạng thế nào, có thể là dấu hiệu của bệnh gì, hãy nghe những chia sẻ từ các chuyên gia của Phòng khám Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM qua những thông tin sau đây.

[Tư vấn trực tuyến tại đây]

Đi cầu ra máu cảnh báo nhiều bệnh lý hậu môn

       Đi cầu ra máu (đi vệ sinh ra máu) hay còn gọi nôm na là ỉa ra máu là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý gây xuất huyết ở hậu môn, cụ thể bao gồm:

       1. Bệnh trĩ: các búi rối tĩnh mạch ở thành hậu môn hình thành sau khi xảy ra những tổn thương ở hậu môn, gây sưng và viêm nhiễm, lâu dài tạo thành các búi trĩ. Các búi trĩ ban đầu với kích thước nhỏ, dần to và làm cản trở việc đào thải phân, kèm với tình trạng phân rắn, táo bón sẽ gây rách trĩ và chảy máu khi rặn. Chảy máu ở bệnh trĩ có thể thành giọt hoặc thành tia, tùy thuộc vào kích thước búi trĩ và mức độ tổn thương khi đi đại tiện. 

Bệnh trĩ có thể là nguyên nhân gây chảy máu khi đi vệ sinh (Ảnh minh họa)

       2. Nứt kẽ hậu môn: thường gặp phải ở những trường hợp bị táo bón dài ngày. Tình trạng phân rắn, khó đào thải đòi hỏi người bệnh phải rặn mạnh, khiến cho niêm mạc hậu môn bị trầy xước thậm chí bị rách, gây tổn thương, sưng phù và chảy máu gây cảm giác đau rát, khó chịu và tình trạng ẩm ướt ở khi vực hậu môn. 

       3. Polyp trực tràng, đại tràng: các tế bào niêm mạc tăng sinh thành những khối bên trên thành ống trực tràng, đại tràng. Khối polyp nếu nằm gần hậu môn có thể lòi ra ngoài ở những trường hợp nặng. Tình trạng chảy máu ở người mắc polyp trực tràng có thể xảy ra ở những người không bị táo bón, dẫn đến việc mất máu và thiếu máu của cơ thể.

[Tư vấn trực tuyến tại đây]

       4. Ung thư trực tràng: các khối u ác tính có thể hình thành bên trong trực tràng sau thời gian bị viêm nhiễm, có thể gây chảy mủ và chảy máu. Ung thư trực tràng có thể được phát hiện bằng phương pháp nội soi trực tràng.

       5. Các bệnh lý khác như: chứng táo bón, kiết lị, nhồi máu ruột non gây tắc mạch máu, xuất huyết tiêu hóa do bệnh gan…

       Tình trạng chảy máu khi đi cầu cảnh báo khi mức độ các bệnh lý ở hậu môn không còn ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh cần phải tiến hành đăng ký thăm khám, kiểm tra để chẩn đoán các bệnh lý mắc phải và tiến hành điều trị sớm.

Vì sao đi cầu ra máu cần phải được điều trị

       Tùy từng bệnh lý gây nên tình trạng chảy máu khi đi vệ sinh mà có những tác hại và biến chứng khác nhau. Bệnh lý nào cũng gây nên sự khó chịu cho người bệnh, cùng những bất tiện trong việc sinh hoạt, cụ thể là vấn đề vệ sinh khu vực hậu môn. Bên cạnh đó, các chứng bệnh có thể tiến triển nặng và biến chứng, gây nên những nguy hại cho người bệnh. Cụ thể như:

       1. Mất máu gây tình trạng thiếu máu: biểu hiện với triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, xây xẩm, da nho85t nhạt, đi tiểu ít. Triệu chứng nặng như tuột huyết áp, mạch chậm, ngất xỉu hoặc mất ý thức.

Chảy máu khi đi cầu có thể dẫn đến biến chứng rò hậu môn (Ảnh minh họa)

       2. Gây những biến chứng nguy hiểm: tình trạng chảy máu nếu không được chẩn đoán và điều trị mà cứ để diễn ra lâu dài, các bệnh lý hậu môn sẽ gây biến chứng áp xe, rò hậu môn, nhiễm trùng máu… thậm chí là bệnh ung thư trực tràng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

       Việc điều trị tình trạng đi cầu ra máu và những bệnh lý liên quan được thực hiện tại Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM, với các phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, giúp giảm các triệu chứng bệnh, ngăn chặn biến chứng và hạn chế khả năng tái phát. Bao gồm các phương pháp:

       1. Sử dụng thuốc: kết hợp thuốc kháng sinh, thuốc chuyên trị, thuốc giảm đau trong các trường hợp nhẹ.

       2. Phương pháp ngoại khoa: với các kỹ thuật hiện đại như HCPT, PPH, Longo… để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn,… nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, đảm bảo tính thẩm mỹ và chi phí hợp lý.

Tư vấn bệnh tình: Tình hình hiện tại của bạn?

 1. Xét nghiệm:cần làm những xét nghiệm nào?

 2. Đã từng thăm khám:nhưng không biết điều trị bằng cách nào

 3. Muốn được điều trị :tự chọn phương pháp điều trị?

 4. Đã từng điều trị :nhưng không đạt được kết quả mong muốn?

Khám và điều trị tại Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM

Bài viết: ⚕️Đi Vệ Sinh Ra Máu Là Dấu Hiệu Bệnh Gì

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017