Các Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Thận

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.5 / 10 (2 bình chọn)

     Thận là một cơ quan đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ tiết niệu của con người. Hệ tiết niệu là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất ra, lưu trữ và thải nước tiểu khỏi cơ thể. Thông qua việc bài tiết, cơ thể sẽ thải ra ngoài các chất độc và giữ thăng bằng cho môi trường trong cơ thể. Vì thế, mọi người cần lưu ý thực hiện các xét nghiệm chức năng thận định kỳ thường xuyên.

Những xét nghiệm đánh giá chức năng thận quan trọng

     Các chức năng của thận sẽ được đánh giá tốt nhất và chính xác nhất thông qua các sinh thiết thận. Nếu chỉ thực hiện một loại xét nghiệm thì có thể sẽ không chính xác, nên bạn cần kết hợp nhiều xét nghiệm lại mới có thể kết luận chính xác tình trạng của thận. Dưới đây là tổng quan về xét nghiệm các loại chức năng thận.

Khám phụ khoa về bị ra máu, nguyên nhân do đâu?

Đo độ lọc máu của cầu thận (GFR)

     Đây là loại xét nghiệm giúp cho bác sĩ có thể đo được lưu lượng máu khi lọc qua cầu thận trong một khoảng thời gian cụ thể. Xét nghiệm này giúp tính toán từ mức độ Creatinin trong máu kết hợp với độ tuổi, cân nặng, giới tính cũng như kích thước của cơ thể (chỉ số BMI).

     Độ lọc máu của cầu thận sẽ giảm mạnh khi tuổi của bạn cao lên. Giá trị thông thường đối với chỉ số GFR là 90 hoặc cao hơn. GFR < 60 là dấu hiệu thận của bạn đang có dấu hiệu suy giảm chức năng. Còn nếu GFR < 15 có nghĩa là bạn đang bị suy thận ở giai đoạn cuối. Khi này, người bệnh cần phải thực hiện lọc máu hoặc ghép thận mới có thể điều trị được.

Xét nghiệm chỉ số Creatinine huyết thanh

     Creatinine là chất thải do quá trình hoạt động của cơ bắp tiết ra. Đây là chất nội chuyển hóa được tổng hợp với tốc độ ổn định của cơ thể con người. Nó không được tái hấp thụ mà chỉ là một phần nhỏ được bài tiết ra.

     Nồng độ Creatinine trong máu có thể thay đổi khác nhau tùy vào độ tuổi, kích thước của cơ thể. Thông thường, chỉ số Creatinine đối với nữ là trên 1.2, còn ở nam giới là trên 1.4. Nếu chỉ số này ngoài các khoảng này chính là dấu hiệu cho thấy thận đang bị suy giảm chức năng. Nếu bạn bị bệnh thận thì chỉ số Creatinine sẽ tăng liên tục.

Xét nghiệm chỉ số Ure trong máu

     Ure trong máu được tạo ra trong quá trình phân hủy protein có trong thực phẩm mà bạn hấp thu hàng ngày. Ure được lọc qua cầu thận và có khoảng 40% trong số đó được tái hấp thu ở ống thận. Do đó, chỉ số này phụ thuộc vào chế độ ăn uống của bạn.

Khám phụ khoa về bị ra máu, nguyên nhân do đâu?

     Trong chế độ dinh dưỡng của bạn, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein thì chỉ số Ure có thể sẽ tăng quá cao. Chỉ số Ure ở mức bình thường dao động trong khoảng 7 - 20. Khi chức năng bị suy giảm thì chỉ số Ure cũng tăng mạnh.

Xét nghiệm Cystatinin C

     Cystatin C là một loại protein có trọng lượng phân tử nhỏ. Nó được tạo ra trong quá trình lọc thận của tế bào có nhân. Nồng độ của chất này không bị các tác nhân như giới tính, tuổi tác hay trọng lượng cơ thể ảnh hưởng.

     Xét nghiệm này có giá trị tương đương với xét nghiệm Creatinin huyết tương và độ thanh thải Creatinine. Quá trình tăng Cystatinin C thường xuất hiện sớm trước khi chức năng lọc máu của cầu thận suy giảm hoặc chỉ số Creatinine tăng cao.

Xét nghiệm đánh giá chức năng thận bằng xét nghiệm nước tiểu

     Như đã nêu ở trên, các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM cho biết thận là bộ phận giúp lọc chất độc và thải ra bên ngoài bằng nước tiểu. Vì thế, xét nghiệm nước tiểu cũng là một cách để đánh giá chức năng thận.

     Dưới đây là một số loại xét nghiệm nước tiểu:

     Tổng phân tích nước tiểu: Đây là loại xét nghiệm được thực hiện bằng cách kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc que thử. Que thử là một mẫu giấy quỳ được tẩm giấy hóa chất. Khi nhúng vào mẫu nước tiểu thì nó sẽ thay đổi màu sắc. Dựa vào màu sắc của que thử, bác sĩ có thể xác định tình trạng của thận.

Khám phụ khoa về bị ra máu, nguyên nhân do đâu?

     Điện di nước tiểu: Xét nghiệm này giúp phân biệt được viêm cầu thận cấp hay protein niệu do tổn thương ống thận. Nó có thể giúp xác định và phân loại được protein trong nước tiểu.

     Protein trong nước tiểu: Xét nghiệm này có thể được làm chung cới xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu hoặc có thể dùng dùng một que thử riêng để thực hiện xét nghiệm này. Quá trình xét nghiệm này nên được xác nhận lại bằng một xét nghiệm có sử dụng que thử chuyên biệt hơn là que thử Albumin đặc trưng hoặc tìm lượng protein cụ thể trong nước tiểu bằng phương pháp lấy tỷ lệ Albumin và Creatinine.

     Xét nghiệm Microalbumin: Đây là một trong số những xét nghiệm đánh giá chức năng thận bằng que thử cực kỳ hiệu quả. Nó có thể phát hiện một lượng cực kì nhỏ protein gọi là Albumin có trong nước tiểu. Những người mắc bệnh thận, tiểu đường hoặc huyết áp cao nên làm xét nghiệm này nếu xét nghiệm que thử ban đầu của họ cho protein niệu là âm tính.

>>>  Lưu ý:  bài viết nguồn copy trên mạng, chỉ dành cho trình duyệt được chia sẻ.

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017