⚕️Vàng Da Sơ Sinh Nguy Hiểm Thế Nào

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.7 / 10 (3 bình chọn)

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

     Phần lớn trẻ sơ sinh khi ra đời từ 2-3 ngày sẽ bị vàng da, sau đó độ vàng da sẽ tăng dần từ 7-10 ngày rồi hết. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mức độ vàng da của trẻ sẽ không giảm, gây nhiều biến chứng khác. Lúc này, tình trạng vàng da ở sơ sinh không còn là dấu hiệu bình thường nữa mà là báo hiệu của một bệnh lí nào đó. Thông thường, nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh là do sinh lí hoặc là do bệnh lí.

 Vàng da do sinh lí: Đây là dấu hiệu bình thường sau khi sinh, nguyên nhân là vì các hồng cầu trong máu bị vỡ nhanh, dẫn đến chuyển hóa thành bilirubin. Bilirubin là một chất sắc tố có màu vàng cam, nếu bilirubin càng tăng nhiều trong máu, thì mức độ vàng da càng đậm hơn. Trường hợp này thì trẻ sơ sinh ăn ngủ bình thường, không cần chữa trị vì không gây nguy hại đến sức khỏe.

 Vàng da do bệnh lí: Trẻ sơ sinh khi ra đời vàng da từ đầu đến chân do bilirubin tăng cao quá mức, dẫn đến thấm vào não, gây ra những nguy hại không lường, ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

Trẻ sơ sinh vàng da có thể là báo hiệu của bệnh lí nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

 Tham khảo thêm: Bilirubin tăng cao do đâu

     Để biết được trẻ sơ sinh vàng da do sinh lí hay bệnh lí, người mẹ hoặc gia đình nên theo dõi sự thay đổi của bé. Cùng với đó, nên thực hiện đúng sự chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ điều trị, nhằm không gây đến những sự cố đáng tiếc.

Vàng da sơ sinh nguy hiểm thế nào

     Các loại bệnh lí có thể gây vàng da như:

 Xuất huyết

 Nhiễm trùng huyết

 Bệnh về gan

 Nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn

 Do thiếu hụt enzyme

 Tham khảo thêm: Bilirubin cao báo hiệu điều gì

Mức độ vàng da và thời gian càng kéo dài sẽ thể hiện đây là dấu hiệu của bệnh lí. (Ảnh minh họa)

     Với vàng da sinh lí thì bilirubin vẫn ở dưới giới hạn nên không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe. Đối với vàng da do bệnh lí thì bilirubin vượt mức độ giới hạn cho phép, dẫn đến gan không đào thải kịp, có nguy cơ bilirubin thấm vào não. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, gây cho trẻ co giật, hôn mê, di chấn tâm thần vận động hoặc có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng của vàng da ở sơ sinh do bệnh lí mang lại như:

Bilirubin não cấp: khi lượng bilirubin tăng cao thì có nguy cơ đi vào trong não, mà bilirubin là chất độc hại đối với tế bào của não trẻ, từ đó dẫn đến bệnh não cấp. Trẻ thường gặp các dấu hiệu như lơ đãng, sốt, nghèo bú, khó đánh thức khi ngủ,…

Vàng da nhân: khi bilirubin não cấp lâu dài, dẫn đến gây hại cho não, được gọi là vàng da nhân. Trẻ thường có các dấu hiệu như suy giảm trí tuệ, không kiểm soát được cử động, kém nghe, thường hay nhìn lên,….

 Để biết được vàng da ở trẻ sơ sinh là do sinh lí hay bệnh lí để có thể phòng ngừa hoặc chữa bệnh kịp lúc, thì người mẹ nên đặc biệt quan tâm theo dõi để báo lại với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ đo lường độ bilirubin trong máu của trẻ. Thông qua mức bilirubin hoặc mức nghiêm trọng của vàng da sẽ có thể xác định việc điều trị như thế nào.

            Người mẹ không nên chủ quan xem thường với việc trẻ sơ sinh vàng da như thế này, tốt nhất là cần phải xây dựng biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Cần chó bé đủ ăn, bú sữa mẹ đầy đủ từ 8-12 lần/ngày cho những ngày đầu tiên khi bé ra đời, khoảng từ 30-60 ml cho từ 2-3 giờ cho tuần thứ nhất. Và quan trọng là, người mẹ và gia đình phải thực hiện theo sự chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. 

Bài viết: ⚕️Vàng Da Sơ Sinh Nguy Hiểm Thế Nào

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017