⚕️Nguyên Nhân AST Tăng Cao

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.3 / 10 (3 bình chọn)

Kiểm tra men gan

     Gan nắm giữ hơn 500 chức năng quan trọng của cơ thể, khi gan bị tổn thương sẽ dẫn đến chức năng gan suy giảm, lúc này men gan sẽ tăng cao. Trong thời gian bệnh viêm gan cấp tính thì men gan sẽ tăng cao, sau đó sẽ giảm dần và khoảng 1-4 tháng sau sẽ trở lại bình thường. Nếu các men gan này tăng cao liên tục trong thời gian hơn 6 tháng thì chứng tỏ bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, lúc này bệnh tình sẽ khó điều trị hơn.

     Các men gan thông thường khi kiểm tra chức năng gan như ALT, AST, ALP, GGT, AFP,… Trong đó, chỉ số men gan ALT và AST là phổ biến nhất vì thông qua 2 loại men gan này bạn có thể biết được mức độ tổn thương của tế bào gan, thông qua đó có thể chẩn đoán được bệnh và có hướng điều trị kịp lúc. 

Vì sao AST tăng cao?

Khi cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng như đau tức vùng gan, tiêu chảy, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, vàng da,… thì chứng tỏ bạn đã mắc các bệnh về gan. Lúc này, bạn nên làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan để có thể phát hiện cơ thể có dấu hiệu suy giảm chức năng gan hay tế bào gan có đang chịu sự tổn thương hay không. 

Khi đi làm các xét nghiệm kiểm tra, cầm bảng kết quả thấy chỉ số men gan AST của bạn tăng cao hơn bình thường. Vậy nguyên nhân do đâu khiến AST tăng cao? AST tăng cao là một phản ứng thông thường của sức khỏe, tuy nhiên nó cũng có thể là sự báo hiệu của các căn bệnh nguy hiểm mà cơ thể bạn mắc phải:

Viêm gan do virus là nguyên nhân phổ biến dẫn đến AST tăng cao. (Ảnh minh họa)

 Viêm gan do virus: Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến AST tăng cao. Khi bạn mắc phải các bệnh viêm gan như viêm gan B, viêm gan C thì chỉ số men gan AST sẽ tăng cao >40 UI/L.

 Xơ gan và ung thư gan: Nguyên nhân chỉ số men gan AST của bạn tăng có thể là do bạn đã mắc phải xơ gan, ung thư gan. Đây là nguyên nhân dẫn đến AST tăng cao, siêu âm gan hoặc chụp CT sẽ giúp ích cho việc chẩn đoán nguyên nhân AST tăng lên.

 Viêm gan do rượu: Người mắc bệnh viêm gan do rượu thì chỉ số AST tăng cao, có biểu hiện lâm sàng giống với bệnh viêm gan. Nếu để triệu chứng này kéo dài có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, xơ gan và có thể dẫn đến tử vong.

 Bệnh tim mạch: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim hay khi mắc suy tim, men gan ALT và AST sẽ tăng đều, khi đó bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như đau ngực, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, sưng phù. Khi kiểm tra tim mạch có dấu hiệu dương tính.

 Bệnh về đường mật: Khi cơ thể bạn các bệnh như viêm phổi thương hàn, bệnh lao,… cũng là nguyên nhân làm AST tăng cao.

 Các bệnh có tính lây nhiễm khác: Các bệnh viêm túi mật, sỏi mật có các triệu chứng như nóng sốt, buồn nôn, hoàng đản,… cũng dẫn đến AST tăng cao.

     AST chủ yếu tồn tại trong ty lạp thể của tương tế bào, khi lá gan xảy ra tình trạng tổn thương hoặc hoại tử nghiêm trọng, thì lúc này sẽ ảnh hưởng tới nồng độ AST trong huyết thanh tăng cao. Nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị thì có thể dẫn đến những tác hại nguy hiểm, tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa.

Làm gì khi AST tăng cao?

     Những người có kết quả kiểm tra men gan tăng cao thì cần phải điều trị theo sự tư vấn của bác sĩ. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lí và lối sống lành mạnh để có thể giúp làm hạ men gan, nhanh chóng hồi phục. 

     Các phương pháp giúp giảm AST:

 Người men gan cao không nên uống rượu bia, hút thuốc lá

Ngưng uống rượu bia nếu bạn muốn bảo vệ cho lá gan được an toàn. (Ảnh minh họa)

 Không nên ăn nhiều thực phẩm cay, mặn, các thức ăn đóng hộp, các thức ăn nhiều dầu mỡ

 Nên bổ sung các chất giàu vitamin, chất xơ, chất khoáng

 Không nên làm các công việc nặng nhọc, quá sức

 Nên đi thăm khám định kì để kiểm tra theo dõi chỉ số men gan trong cơ thể

 Không nên thức khuya, uống nhiều nước để thanh lọc cho gan

      Viêm gan là gan bị viêm nhiễm, vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tế bào gan bị hủy hoại. Khi gan bị tổn thương đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, để ngăn chặn từ ban đầu sự xâm nhập của các bệnh về gan thì bạn nên đi thăm khám định kì 6 tháng/lần tại các phòng khám chuyên về gan để có thể an tâm hơn về sức khỏe của bạn. 

Bài viết: ⚕️Nguyên Nhân AST Tăng Cao

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017