⚕️Cổ Trướng Có Lây Nhiễm Không

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.8 / 10 (4 bình chọn)

       Bệnh xơ gan được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn xơ gan còn bù và giai đoạn xơ gan mất bù ứng với giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Khi đã có biểu hiện cổ trướng chứng tỏ gan của bệnh nhân đã gần như hoàn toàn không còn thực hiện được chức năng của nó nữa. Khả năng hồi phục của gan giai đoạn này là gần như không còn. Các chất độc không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lại trong cơ thể, khiến cho toàn cơ thể bị nhiễm độc. 

Xơ gan cổ trướng (Ảnh minh họa)

       Cổ trướng là biến chứng cuối cùng giai đoạn xơ gan mất bù. Khi xảy ra biến chứng cổ trướng của xơ gan, bụng bệnh nhân có dấu hiệu phình to và xệ xuống, da bụng căng bóng, mức độ nặng hơn có thể đẩy rốn lồi ra.

Những nguyên nhân gây biến chứng cổ trướng

Các nguyên nhân gây nên biến chứng cổ trướng bao gồm:

   Xơ gan do các bệnh truyền nhiễm: Viêm gan do virus HBV, HCV. 

  Xơ gan do các bệnh không truyền nhiễm: Nghiện rượu, Gan nhiễm mỡ, Viêm tắc đường mật, Nhiễm hóa chất, Dùng thuốc hại gan, Suy tim, Rối loạn chuyển hóa.

Xơ gan vì nhiều nguyên nhân khác nhau đều có thể gây biến chứng cổ trướng (Ảnh minh họa)

Cổ trướng có truyền nhiễm không

       Cổ trướng là một triệu chứng sau cùng của xơ gan biến chứng do các nguyên nhân ban đầu gây ra. Vì thế người có triệu chứng cổ trướng không thể lây nhiễm trực tiếp cổ trướng sang cho người khác. Tức là ví dụ người A bị cổ trướng, người B không bị. Thì người B không thể bị cô trướng từ người B lây sang vì bất kỳ con đường lây nhiễm nào. Nói như vậy không có nghĩa là nguy cơ bị cổ trướng ở người B là không thể. Bởi vì còn tùy vào nguyên nhân gây triệu chứng cổ trướng ở người A. 

  Nếu người có dấu hiệu cổ trướng bị xơ gan do các nguyên nhân truyền nhiễm: virus gây bệnh vẫn còn tồn tại trong cơ thể người bệnh, thì thông qua các con đường lây truyền như: máu, dịch tiết sinh dục, mang thai thì người bị xơ gan cứng sẽ lây nhiễm nguyên nhân gây bệnh (tức là lây nhiễm virus HBV, HCV) cho người khác, về lâu dài có thể chuyển sang xơ gan và gây biến chứng cổ trướng nếu người đó không điều trị.

  Nếu người có dấu hiệu cổ trướng bị xơ gan do các nguyên nhân không truyền nhiễm: thì khả năng lây bệnh cho người khác là hoàn toàn không thể.

Phòng ngừa cổ trướng thế nào

       1. Phòng ngừa xơ gan về lâu dài là việc phòng ngừa những tác nhân gây nên những bệnh là nguyên nhân của xơ gan:

. Hạn chế uống rượu bia, những chất có cồn

. Không dùng thuốc có hại cho gan.

. Ăn uống một cách khoa học, không ăn nhiều dầu mỡ, không ăn quá ngọt, quá mặn.

. Nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và hệ thống miễn dịch

       2. Đối với người bình thường và những người bệnh xơ gan không do nguyên nhân truyền nhiễm: cần kết hợp phòng ngừa các nguyên nhân gây bệnh như tiêm vacxin HBV, thực hiện sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của người khác.

       3. Người bị các bệnh có nguy cơ gây biến chứng xơ gan nên hợp tác điều trị tích cực theo liệu trình chỉ định của bác sĩ.

       Như vậy, việc lây lan của xơ gan cổ trướng là câu hỏi có nhiều cách trả lời. Có thể giải thích ngắn gọn rằng cổ trướng không lây nhưng nguyên nhân gây cổ trướng có thể lây nhiễm, nếu nguyên nhân đó là do viêm gan siêu vi.

       Việc kiểm tra sức khỏe và chức năng gan định kỳ thường xuyên giúp ích rất nhiều cho việc điều trị kịp thời và hiệu quả thông qua việc phát hiện ngay những bất thường tiềm ẩn. Để biết cụ thể hơn về triệu chứng cổ trướng hoặc những thông tin cần giải đáp rõ hơn, bạn hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM theo cách thức sau để được các chuyên gia gan mật tư vấn tận tình.

Bài viết: ⚕️Cổ Trướng Có Lây Nhiễm Không

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017