⚕️Chức Năng Gan Là Gì

Tham vấn y khoa:BasiNguyen
Đánh giá 9.3 / 10 (6 bình chọn)

     Các bác sĩ chuyên gan của Phòng Khám Nam Phụ Khoa HCM cho biết, gan chiếm 2% trọng lượng của cơ thể, vừa giữ chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết. Bên cạnh đó, gan còn là kho dự trữ của nhiều chất và là trung tâm chuyển hóa giữ vai trò quan trọng của cơ thể. 

(Ảnh minh họa)

Các chức năng của gan

     Gan là nhà máy năng lượng của cơ thể, giữ hơn 500 chức năng, nếu chức năng gan suy giảm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan nội tạng khác. Khi chức năng gan suy giảm chứng tỏ tế bào gan của bạn đang chịu sự tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ của các bệnh viêm gan. Vậy gan có những chức năng quan trọng gì? Những thông tin dưới đây nêu rõ một số chức năng phổ biến của gan mà bạn có thể tham khảo nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của nó: 

 

Gan có chức năng chuyển hóa chất cho cơ thể. (Ảnh minh họa)

 Chức năng chuyển hóa: Gan có chức năng chuyển hóa các chất như glucozo (đường), protein, chất béo, các chất nội tiết tố thành các chất dinh dưỡng để đưa vào khắp cơ thể tạo năng lượng cho con người.

 Chức năng lọc máu và thải độc: Gan được biết đến là một ‘nhà máy’ thải độc của con người. Gan lọc ra các chất độc trong máu bằng cách biến đổi và khử độc chúng rồi thải ra khỏi cơ thể qua ống đường mật.

 Chức năng miễn dịch: Gan còn tham gia vào quá trình miễn dịch, khi gan bị tấn công bởi các virus thì nó có thể tự sinh ra kháng bảo hộ để chống lại bệnh.

 Chức năng điều tiết: Gan có chức năng điều tiết cân bằng nước, duy trì lượng nước tiểu; điều chỉnh cân bằng pH và cân bằng khoáng chất; cung cấp nhiệt cho các cơ quan nội tạng quan trọng khác.

 Chức năng bài tiết dịch mật: Gan có chức năng sản xuất liên tục mật, sau đó dự trữ cô đặc lại tại túi mật, đưa xuống ruột non trong các bữa ăn. Mật có tác dụng tiêu hóa các thức ăn được tan trong dầu, nhằm hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.

 Chức năng dự trữ: Gan có chức năng dự trữ các vitamin tan trong dầu, dự trữ sắt, vitamin B12, dự trữ máu tại gan.

 Chức năng tái tạo và phục hồi: Nếu cắt ¼ của lá gan, thì phần còn lại có thể tái tạo lại thành một lá gan hoàn chỉnh.

Chức năng gan suy giảm có nguy hại gì?

     Khi gan giữ nhiều vai trò chức năng quan trọng như vậy đối với cơ thể, một khi gan bị tổn thương khiến chức năng gan suy giảm, thì sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường. Khi chức năng gan bị suy giảm chứng tỏ gan bạn đang chịu sự tổn thương, khi đó các chức năng thải độc, chuyển hóa chất, chức năng miễn dịch bị kìm hãm khiến cho cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đau trướng bụng, mệt mỏi, suy nhược, cảm sốt, tiêu chảy, chán ăn, vàng da,… Các triệu chứng này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan và thậm chí là tử vong. 

Xét nghiệm chức năng gan

     Nếu bệnh gan được phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn có thể trị lành. Vì vậy, việc làm các xét nghiệm là rất cần thiết để chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm kiểm tra thường làm như kiểm tra chức năng gan, sinh thiết gan, siêu âm, kiểm tra 5 hạng mục, kiểm tra HBV-DNA, HCV-RNA. Trong đó, kiểm tra chức năng gan là rất quan trọng, thông qua kiểm tra chức năng gan, ta có thể biết được:

 Tình trạng tổn thương của tế bào gan: kiểm tra các chỉ số ALT, AST nếu tăng cao chứng tỏ tế bào gan đang chịu sự tổn thương, có xu hướng của viêm gan virus, viêm gan do rượu, xơ gan.

 Tình trạng lá gan tổng hợp chức năng gan có sự bất thường: Nếu albumin giảm, chứng tỏ chức năng gan của bạn đang bị kìm hãm, có dấu hiệu suy giảm.

 Tình trạng lá gan có sự bất thường trong chuyển hóa: Lượng bilirubin trong máu tăng cho thấy gan bạn đang xảy ra sự bất thường, đây là nguyên nhân xảy ra triệu chứng vàng da, nước tiểu vàng.

 Chẩn đoán ung thư: Chỉ số xét nghiệm AFP tăng cao chứng tỏ bạn mắc phải bệnh ung thư gan.

 

Kiểm tra chức năng gan để biết được tình trạng lá gan có dấu hiệu bất thường. (Ảnh minh họa)

         Để không làm chức năng gan suy giảm, cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất chính là sự tự giác đối với bản thân của bạn. Với một chế độ ăn uống dinh dưỡng, không uống rượu bia, hút thuốc lá, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ,… kết hợp với lối sống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bảo vệ tốt cho lá gan của bạn an toàn.

Bài viết: ⚕️Chức Năng Gan Là Gì

Được đăng bởi: Chuyên Viên Tư Vấn Ngân

Ngày:

BÀI VIẾT XEM THÊM
@ Bản quyền thuộc về Phòng Khám Nam Khoa Sài Gòn 2017